Việc bàn giao mặt bằng Dự án xây dựng 1/2 cầu Đền Lừ và tuyến đường 2,5 phía Bắc khu công nghiệp Vĩnh Tuy được quận Hoàng Mai tổ chức hôm 6/2. Đây là dự án trọng điểm kết nối giao thông các khu dân cư của quận Hoàng Mai, được kỳ vọng tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, trong đó, có việc giải phóng mặt bằng gặp khó khăn, dự án đã chậm tiến độ.
Việc bàn giao mặt bằng Dự án xây dựng 1/2 cầu Đền Lừ và tuyến đường 2,5 phía Bắc khu công nghiệp Vĩnh Tuy được quận Hoàng Mai tổ chức hôm 6/2. Đây là dự án trọng điểm kết nối giao thông các khu dân cư của quận Hoàng Mai, được kỳ vọng tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, trong đó, có việc giải phóng mặt bằng gặp khó khăn, dự án đã chậm tiến độ.
Khái niệm kiến nghị được hiểu là việc công dân hoặc tổ chức đề nghị với cá nhân, hoặc cơ quan quản lý hành chính nhà nước (cụ thể là Ủy ban nhân dân xã phường thị trấn) có thẩm quyền cần xử lý, điều chỉnh, sửa đổi hoặc có các giải pháp, biện pháp và hình thức quản lý, điều chỉnh, điều hành một lĩnh vực chuyên môn nào đó đã được triển khai thực hiện trong quá trình quản lý hành chính nhà nước; mà các giải pháp, biện pháp và hình thức quản lý đó chủ thể kiến nghị cho rằng sẽ không hiệu quả, không phù hợp, không khả thi, có thể gây hoặc đã gây hậu quả xấu đến hoạt động bình thường và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và tập thể.
Còn khái niệm phản ánh được hiểu là việc công dân, tổ chức nêu lên và đề xuất với cá nhân, đơn vị có thẩm quyền (cụ thể là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn) xem xét, xử lý kịp thời những sự việc phát sinh làm ảnh hưởng xấu đến các hoạt động bình thường hoặc gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp trong các lĩnh vực của đời sống xã hội của cá nhân, tổ chức và tập thể.
– Các vướng mắc cụ thể do hành vi, thái độ của cán bộ, công chức, cơ quan hành chính nhà nước gây chậm trễ, phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng với các quy định pháp luật trong việc thực hiện các quy định hành chính.
– Các quy định hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước không phù hợp với thực tế; không đồng bộ, không thống nhất; không hợp pháp; trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập và những vấn đề khác liên quan đến quy định hành chính.
– Phương án xử lý những phản ánh, nêu trên; các sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống Nhân Dân.
Nguyên tắc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị
– Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan.
– Đảm bảo tính công khai, minh bạch.
– Quy trình thực hiện phải cụ thể, rõ ràng, thống nhất, đảm bảo phối hợp xử lý, phản ánh, kiến nghị của cơ quan hành chính Nhà nước.
– Thủ tục tiếp nhận đơn giản, thuận tiện.
– Tiếp nhận, xử lý đúng thẩm quyền quy định.
Trường hợp cá nhân, tổ chức trực tiếp đến cơ quan hành chính các cấp khác để phản ánh, kiến nghị thì cơ quan hành chính các cấp có trách nhiệm cung cấp mẫu phiếu phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính hướng dẫn cá nhân, tổ chức điền đầy đủ thông tin vào mẫu phiếu phản ánh, kiến nghị. Nếu phản ánh, kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết thì cơ quan hành chính các cấp phải kiểm tra, xác minh, xử lý theo thẩm quyền và báo cáo kết quả xử lý về UBND tỉnh thông qua Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh. Nếu phản ánh, kiến nghị không thuộc thẩm quyền giải quyết thì cơ quan hành chính các cấp gửi phiếu phản ánh, kiến nghị đến cơ quan có trách nhiệm, thẩm quyền tiếp nhận phản ánh, kiến nghị theo Quy chế này.
Đối với phản ánh, kiến nghị trong thực hiện quy định hành chính do hành vi, thái độ chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức:
– Cán bộ, công chức thuộc các sở, ban, ngành (kể cả các đơn vị trực thuộc): Văn bản chuyển phản ánh, kiến nghị gửi đến các sở, ban, ngành đó để kiểm tra, xác minh xử lý;
– Cán bộ, công chức, cơ quan hành chính nhà nước thuộc UBND cáp huyện: Văn bản chuyển phản ánh, kiến nghị gửi đến UBND cấp huyện để kiểm tra, xác minh xử lý;
– Cán bộ, công chức thuộc UBND cấp xã: Văn bản chuyển phản ánh, kiến nghị gửi đến UBND cấp huyện để chỉ đạo UBND cấp xã kiểm tra, xác minh xử lý.
Đối với các phản ánh, kiến nghị về nội dung quy định hành chính:
– Quy định hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương: Văn bản đề nghị xử lý phản ánh, kiến nghị gửi đến các Bộ, ngành liên quan để kiến nghị xử lý;
– Quy định hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh: Văn bản đề nghị xử lý phản ánh, kiến nghị gửi đến các sở, ban, ngành theo lĩnh vực liên quan để nghiên cứu, tham mưu và báo cáo, đề xuất UBND tỉnh phương án xử lý;
– Quy định hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND, UBND cấp huyện: Văn bản đề nghị xử lý phản ánh, kiến nghị gửi đến UBND cấp huyện để xử lý;
– Quy định hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND, UBND cấp xã: Văn bản đề nghị xử lý phản ánh, kiến nghị gửi đến UBND cấp huyện để chỉ đạo UBND cấp xã xử lý.
Trường hợp những phản ánh, kiến nghị về nội dung quy định hành chính liên quan đến hai hay nhiều cơ quan hành chính Nhà nước khác nhau mà các cơ quan đó không thống nhất được phương án xử lý; những phản ánh, kiến nghị đã được các sở chuyên ngành, UBND cấp huyện xử lý hoặc chỉ đạo xử lý nhưng cá nhân, tổ chức vẫn tiếp tục phản ánh, kiến nghị thì giao Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh chủ trì, tham mưu xử lý
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có văn bản về giải quyết đơn của ông Mẫn Bá Mạc và một số công dân thôn Trác Bút, thị trấn Chờ, huyện Yên Phong. Nội dung đơn này liên quan đến quá trình thu hồi đất, thực hiện Dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh, phát triển kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp, thương mại và dịch vụ VSIP Bắc Ninh II (KCN VSIP Bắc Ninh II) do do Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh làm chủ đầu tư.
Trong 6 nội dung công dân kiến nghị làm rõ, có nội dung liên quan đến quá trình thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) tại dự án, khi chủ đầu tư dự án đã tự đứng ra ứng tiền bồi thường GPMB cho người dân.
Trong khi đó, theo quy định của Luật Đất đai, trách nhiệm thu hồi đất và đền bù cho người dân thuộc về cơ quan Nhà nước.
Về vấn đề trên, UBND tỉnh Bắc Ninh đã giải đáp như sau:
Dự án VSIP Bắc Ninh II được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định ngày 15/01/2019 (trong đó nhà đầu tư là Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh).
Ngày 2/4/2019, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Văn bản giao nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án VSIP Bắc Ninh II tại huyện Yên Phong.
Trong đó: Giao Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Bắc Ninh thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng (lập hồ sơ bồi thường giải phóng mặt bằng), giao UBND huyện Yên Phong thành lập Hội đồng bồi thường hỗ trợ để phối hợp với Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Bắc Ninh và Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án. Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh là chủ đầu tư dự án có trách nhiệm bố trí kinh phí để chi trả tiền bồi thường hỗ trợ.
Hội đồng bồi thường, GPMB huyện Yên Phong và Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành thông báo thu hồi đất, đo đạc, kiểm đếm, quy chủ, lập phương án bồi thường hỗ trợ và niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB đến các hộ dân theo trình tự quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, tình hình thực tiễn triển khai dự án gặp nhiều khó khăn, chậm tiến độ do dịch bệnh COVID-19 diễn ra phức tạp trên địa bàn thị trấn Chờ.
Sau khi kết thúc công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, các hộ không có vướng mắc về diện tích, đơn giá bồi thường và muốn nhận tiền sớm trước Tết Nguyên đán.
Theo nhu cầu và nguyện vọng của các hộ gia đình, cá nhân về việc đề nghị ứng trước tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB nên ngày 24 và 25/01/2022, Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh đã thực hiện ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ cho các hộ gia đình cá nhân có đơn đề nghị và tự nguyện nhận tiền bồi thường, hỗ trợ.
Đây là quan hệ giao dịch dân sự được xác lập giữa hai bên là công ty và các hộ gia đình, cá nhân theo Luật Dân sự.
Theo UBND tỉnh Bắc Ninh, hiện nay, các quy định của pháp luật đất đai về bồi thường giải phóng mặt bằng không có quy định, hướng dẫn cụ thể chi tiết liên quan đến việc tạm ứng trước tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng giữa công ty và các hộ gia đình, cá nhân.
Dự án VSIP Bắc Ninh II có quy mô 273,22 ha. Địa điểm thực hiện dự án tại các xã Tam Giang, Yên Phụ, Hòa Tiến và thị trấn Chờ; tiến độ thực hiện dự án trong 5 năm kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
VOV.VN - Người dân Yên Phong, Bắc Ninh phản ánh có dấu hiệu sai phạm trong việc thu hồi đất làm dự án Khu công nghiệp Vsip 2, trong khi đó chính quyền địa phương chưa có câu trả lời về vấn đề này.