Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Nhiệm vụ của chuyên viên SEO là cải thiện thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm lớn như: Google, Yahoo và Bing. Họ sẽ tối ưu hóa các yếu tố cần thiết để tạo ra kết quả tìm kiếm có liên quan, tăng khả năng nhận diện thương hiệu và tăng lượng truy cập trang web.
Để trở thành một chuyên viên SEO thực thụ, bạn cần phải có kỹ năng phân tích, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng coding và có hiểu biết về Marketing cơ bản.
Chuyên viên Social Media chịu trách nhiệm quản lý hình ảnh doanh nghiệp trên các trang mạng xã hội như: Instagram, Facebook, Zalo, Linkedin,… Bên cạnh đó, họ còn phải theo dõi, nghiên cứu và phân tích các hoạt động của đối thủ cạnh tranh trên các kênh để thực hiện tốt các công việc yêu cầu từ cấp trên. Ngoài ra chuyên viên Social Media cần có khả năng sáng tạo nội dung, năng động và sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế, edit video.
Sau khi đã hiểu rõ Digital Marketing là ngành gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu 5 chuyên ngành phổ biến của ngành học này sau đây:
Content Marketing hay tiếp thị nội dung là việc sáng tạo và phân phối nội dung có giá trị để thu hút và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Là một Content Marketer, bạn sẽ phải nghiên cứu, lên kế hoạch và xây dựng nội dung đa dạng như: ý tưởng, video, hình ảnh, bài viết,… Ngoài ra, bạn còn phải đảm nhiệm việc phối hợp với đội ngũ Marketing để hoạch định chiến lược nội dung cụ thể cho các kênh social. Content Marketing ở dạng: Blogs, Video, Facebook, Infographics,…
Digital Planner là một lĩnh vực chuyên về xây dựng kế hoạch và chiến lược Digital Marketing cho doanh nghiệp hoặc dự án. Công việc của một DJ cầu Digital Planner là phân tích thị trường, nghiên cứu đối tượng khách hàng. Đồng thời xác định các mục tiêu, lựa chọn kênh truyền thông và đề xuất các chiến dịch quảng cáo phù hợp, có giá trị nhằm thực hiện được những mục tiêu đã đề ra.
Digital Performance là phân tích và đánh giá hiệu quả của chiến dịch Digital Marketing. Chuyên viên Digital Performance dùng công cụ và phương pháp đo lường để phân tích, theo dõi và báo cáo số liệu cùng các chỉ số hiệu quả như: lượng tương tác, tỷ lệ chuyển đổi, ROI,… Thông qua các dữ liệu này, chuyên viên Digital Performance đưa ra yêu cầu và thay đổi chiến lược sao cho phù hợp nhằm tối ưu hiệu quả của chiến dịch Digital Marketing.
Chuyên ngành Automation liên quan đến sử dụng công nghệ và công cụ tự động hóa nhằm mục đích tăng cường hiệu suất của các quy trình Marketing. Nhiệm vụ của người làm Automation là sáng tạo và triển khai các hệ thống tự động hóa để thực hiện các công việc như: Email Marketing, quản lý dữ liệu khách hàng, quản lý mạng xã hội, quảng cáo tự động,…
Ngành Digital Marketing là một trong những cách thức phổ biến và mạnh mẽ nhất để tăng nhận thức, sự quan tâm và doanh thu cho một sản phẩm hay dịch vụ của bất kỳ doanh nghiệp nào. Vậy ngành Digital Marketing là gì và nên học chuyên ngành này ở trường Đại học nào đào tạo tốt nhất? Bài viết sau đây sẽ giải đáp chi tiết các thông tin liên quan đến chuyên ngành Digital marketing cho bạn hiểu rõ.
Digital Marketing hay tiếp thị kỹ thuật số là chuyên ngành đào tạo về sử dụng các phương tiện kỹ thuật số và nền tảng Internet để truyền tải và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Digital Marketing là một ngành học xu hướng trong những năm gần đây.
Để trở thành một Digital Marketer thực thụ, ngoài nắm rõ các kiến thức về tiếp thị kỹ thuật số, khả năng phân tích và diễn giải dữ liệu từ các chiến dịch marketing, Digital Marketer chuyên nghiệp cần phải thường xuyên cập nhật những xu hướng mới về ngành cũng như phải kiên trì giữ ngọn lửa đam mê với chuyên ngành.
Digital Marketing là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Sau đây là một số lợi ích của Digital Marketing đối với doanh nghiệp:
Sinh viên sau khi học xong chuyên ngành Digital Marketing có thể tham gia vào nhiều vị trí công việc khác nhau. Sau đây là các việc làm phổ biến của ngành Digital Marketing:
Lợi thế của Digital Marketing chính là khả năng đo lường, phân tích và kiểm soát dễ dàng với tốc độ nhanh chóng. Việc đo lường mức độ quan tâm của khách hàng về số lượt chia sẻ, lượt xem, lượt truy cập website, chi phí tương ứng, tỷ lệ mở Email, thêm vào giỏ hàng, mua hàng được thực hiện hiệu quả. Bên cạnh đó, thông qua Digital Marketing, doanh nghiệp có thể biết được chi phí chiến dịch Marketing và bóc tách chi phí từng kênh. Nhờ vậy doanh nghiệp có thể đánh giá và đưa ra chiến lược Marketing phù hợp, tiết kiệm chi phí
Một trong những lợi thế của doanh nghiệp khi sử dụng Digital Marketing đó chính là điều chỉnh được ngân sách quảng cáo sao cho phù hợp giúp tiết kiệm chi phí.
Bên cạnh đó, với kênh SEO doanh nghiệp dễ dàng tối ưu hóa website để đạt được thứ hạng cao trên top tìm kiếm, tăng lượt truy cập mà không phải trả phí cho mỗi lượt click.
Ngành Digital Marketing hiện nay có nhiều khối thi xét tuyển. Tùy vào mỗi trường sẽ có yêu cầu xét tuyển khối thi khác nhau. Dưới đây là các khối thi ngành Digital Marketing phổ biến.
Nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ kéo theo sự nở rộ của nhiều doanh nghiệp từ nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau tạo ra thị trường kinh doanh sôi động. Do đó, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược Digital Marketing phù hợp để dễ dàng tiếp cận với khách hàng.
Theo statista.com, phạm vi phủ sóng Internet của Việt Nam năm 2023 đặt gần 80% tức là khoảng 81,48 triệu người dùng. Con số này dự báo sẽ còn tăng cao trong giai đoạn 2024 – 2029. Qua đó có thể thấy rằng, việc sử dụng Internet đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều người dùng Việt Nam.
Với tần suất sử dụng Internet ngày càng tăng, các doanh nghiệp cần phải chú trọng đầu tư trong việc sử dụng công nghệ và nền tảng số để tiếp cận và tương tác với khách hàng. Đây chính là tiền đề khiến ngành Digital Marketing ngày càng rộng mở với tiềm năng phát triển mạnh mẽ.
Sau khi tốt nghiệp Digital Marketing, bạn có thể theo đuổi các cơ hội nghề nghiệp cho phép bạn thực hành cả kỹ năng cộng tác và sáng tạo. Các vai trò trong lĩnh vực này thường liên quan đến chiến lược, thiết kế, giải quyết các vấn đề phức tạp và tạo ra các giải pháp độc đáo. Với điều này, bạn có thể làm việc cùng với nhiều chuyên gia khác, học hỏi từ quan điểm của họ và xây dựng các mối quan hệ làm việc bền chặt.
Chương trình đào tạo ngành Digital Marketing cung cấp cho sinh viên nhiều vị trí công việc khác nhau sau khi tốt nghiệp ra trường. Khi học chuyên ngành này, bạn có thể làm việc tại Công ty truyền thông, Công ty quảng cáo, làm việc tự do Freelancer hoặc tự khởi nghiệp kinh doanh trên nền tảng số. Sau đây là một số vị trí công việc trong lĩnh vực Digital Marketing. Sinh viên có thể lựa chọn công việc phù hợp nhất với thế mạnh của mình:
So với mặt bằng chung các ngành nghề hiện nay, Digital Marketing nằm trong top ngành nghề có mức thu nhập cao. Mức lương của nhân viên tiếp thị kỹ thuật số không cố định. Nó phụ thuộc vào các yếu tố như: kinh nghiệm làm việc, vị trí đảm nhiệm, cấp bậc, trình độ chuyên môn, địa điểm làm việc cũng như quy mô của doanh nghiệp. Sau đây là mức lương của chuyên viên Digital Marketing tính theo cấp bậc và kinh nghiệm làm việc được TOPCV thống kê cho bạn tham khảo:
Điểm mạnh lớn nhất của ngành Digital Marketing đó là tính linh hoạt. Trong ngành này có nhiều vị trí công việc mà bạn có thể làm việc từ xa hoặc làm việc theo giờ linh hoạt. Miễn là bạn có máy tính có kết nối mạng internet và hoàn thành đúng deadline. Nhờ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Bạn dễ dàng điều chỉnh được thời gian và địa điểm làm việc tùy theo nhu cầu của mình.
Ngoài ra, Digital Marketing còn mang đến sự linh hoạt về cơ hội việc làm. Bạn có thể thực hiện các dự án làm việc với nhiều khách hàng để tăng thu nhập của mình.