Hà Lan Và Mắt Biếc

Hà Lan Và Mắt Biếc

Nói chung phần lớn du học sinh hài lòng về cuộc sống của mình ở Hà lan. Người dân ở đây rất thân thiện, hòa đồng. Một chuyện có thể coi vừa vui vừa buồn mà Sinh Viên Việt Nam ở đây thường gặp phải là người dân ở đây họ vẫn chưa có 1 sự phân biệt rõ rệt về sự khác nhau giữa TQ và Việt Nam (sinh viên Châu Á nói chung), cứ mỗi lần họ gặp chúng tôi trên đường thì cứ nghĩ là người Trung Quốc và họ chào ‘ Ni Hao’.

Nói chung phần lớn du học sinh hài lòng về cuộc sống của mình ở Hà lan. Người dân ở đây rất thân thiện, hòa đồng. Một chuyện có thể coi vừa vui vừa buồn mà Sinh Viên Việt Nam ở đây thường gặp phải là người dân ở đây họ vẫn chưa có 1 sự phân biệt rõ rệt về sự khác nhau giữa TQ và Việt Nam (sinh viên Châu Á nói chung), cứ mỗi lần họ gặp chúng tôi trên đường thì cứ nghĩ là người Trung Quốc và họ chào ‘ Ni Hao’.

Quyền lợi huỷ/rút ngắn chuyến đi

Đặc biệt, Bảo hiểm Du học Bảo Việt giữ nguyên các quyền lợi của khách hàng trong trường hợp khủng bố. Bên cạnh đó, chương trình này có bảo hiểm thẻ tín dụng cho khách hàng (hoàn trả các khoản giao dịch trái phép phát sinh khi thẻ bị thất lạc, mất cắp) với hạn mức bồi thường là 10 triệu đồng.

Hồ sơ cần được dịch ra tiếng Anh hoặc tiếng Hà Lan và có dấu dịch thuật hợp lệ, khai đầy đủ và đúng các form theo yêu cầu của văn phòng visa.

Có 2 loại visa để vào Hà Lan: visa ngắn hạn (short stay visa) và MVV (Machtiging tot Voorlopig Verblijf) – tiếng Anh ATR (Authorization for Temporary Residence).

+ Visa ngắn hạn (C): chỉ có giá trị trong 3 tháng. Người có visa này được đi lại tự do trong khối Schengen và ra vào Hà Lan nhiều lần trong thời hạn 3 tháng.

+ MVV (D): dành cho những người sống ở Hà Lan trên 3 tháng, bao gồm DU HỌC SINH. Bạn có thể dùng visa này để vào Hà Lan một lần (single entry visa). Sau khi đến Hà Lan bạn phải đăng ký tạm trú (resident permit). ATR/MVV cần khoảng 2 tháng để hoàn tất (Nếu có học bổng NFP/Huygens thủ tục này sẽ nhanh hơn) – thông thường WUR sẽ xin MVV cho DHS.

+ Visa D+C (combined visa): kết hợp thuận lợi của cả 2 loại visa trên. Về cơ bản, đây là loại MVV nhưng bạn sẽ được đi lại tự do trong khối Schegen và ra vào Hà Lan nhiều lần trong 3 tháng đầu, dù chưa có thẻ tạm trú (resident permit).

Nền giáo dục Hà Lan nổi tiếng hàng đầu Châu Âu bởi phương pháp học dựa trên việc phân tích và giải quyết các vấn đề thực tiễn một cách độc lập, thay vì chỉ học lý thuyết chung chung. Các giờ học trên lớp khá hạn chế, thay vào đó là giờ tự học, làm việc theo nhóm,…nhằm tạo cho sinh viên thói quen tự quản lý thời gian, hiệu quả công việc, tinh thần trách nhiệm và kĩ năng làm việc nhóm. Chính nhờ đó mà chương trình học ở quốc gia này luôn nhấn mạnh ý thức tự giác, khả năng tự học, giúp sinh viên nắm được bề rộng, sâu của lý thuyết cũng như phương pháp làm việc một cách sáng tạo, độc lập.

Chương trình học bằng tiếng Anh vô cùng phổ biến tại Hà Lan, được đưa vào chương trình giáo dục chính quy; chính nhờ đó mà gần như toàn bộ người dân Hà Lan đều thông thạo tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2. Đến với Hà Lan, các bạn sinh viên vẫn sẽ thoải mái lựa chọn những khóa học bằng tiếng Anh với học phí chỉ khoảng 7,000 – 10,000 Euro – thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia nói tiếng Anh như Anh, Úc, Mỹ, Canada,…

Bên cạnh đó, Hà Lan có quy định về chất lượng giáo dục quốc gia và cam kết chất lượng của các trường đại học, giúp cho tất cả các trường tại các khu vực đều có chất lượng tương đương nhau. Do đó, các bạn sinh viên không cần lo lắng về nơi học tập mà chỉ cần quan tâm tới chương trình học mà thôi.

Tại Hà Lan, các bạn sinh viên có thể ở kí túc xá hoặc thuê phòng trọ ở ngoài. Hình thức ở homestay không phổ biến tại quốc gia này. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của các bạn du học sinh, sinh viên nên ở kí túc xá trong trường trong thời gian đầu bởi việc tìm được phòng trọ phù hợp không phải điều dễ dàng cho sinh viên mới đặt chân tới đây.

Sinh viên quốc tế du học Hà Lan sẽ cần khoảng 600 -800 EUR/ tháng cho toàn bộ chi phí sinh hoạt, tùy thuộc vào nơi sinh sống và mức chi tiêu.

Sinh viên có thể sử dụng các phương tiện công cộng như xe bus, tàu lửa, xe điện… Tuy nhiên, như đã nói ở trên, phương tiện phổ biến nhất là xe đạp. Các bạn sinh viên có thể dễ dàng mua được những chiếc xe đạp cũ với giá rẻ, nhưng nhớ phải khóa chúng cẩn thận bởi nạn mất trộm xe đạp không phải hiếm tại quốc gia này.

Học tập tại Hà Lan, sinh viên quốc tế sẽ được đi làm thêm 10h/tuần với nhiều cơ hội việc làm tại nhà hàng, khách sạn, cửa hiệu,…thậm chí ngay trong trường. Tuy nhiên, các bạn sinh viên cần có một vốn tiếng Hà Lan nhất định để có thể dễ xin việc.

Đất nước Phần Lan trong mắt du học sinh Việt

Học tập, ăn uống, đi lại và những nơi vui chơi của các du học sinh tại Phần Lan sẽ khiến nhiều bạn phải cho vào danh sách những quốc gia tuyệt vời nhất đấy.

Giáo dục Phần Lan miễn phí cho tất cả các học sinh học bằng tiếng Phần Lan hoặc tiếng Anh. Tuy nhiên để đi làm thêm, thì học sinh phải biết tiếng Phần Lan, vì hầu hết các công ty đều yêu cầu như thế để tiện giao tiếp.

Ở Phần Lan có khoảng 20 trường dạy học và 29 trường dạy nghề. Theo đó thì đa số trường đều không có kí túc xá, nên sinh viên phải thuê nhà ở ngoài. Thường tại mỗi thành phố đều có nhiều khu nhà dành riêng cho sinh viên, đó là một điều rất thuận tiện cho các bạn du học sinh.

Bạn Thanh Thùy, du học sinh Phần Lan cho biết: “Các khu nhà này giống chung cư ở Việt Nam vậy đó, căn của Thùy là có 3 phòng riêng, 1 phòng vệ sinh và 1 phòng bếp. Mỗi sinh viên như vậy được thuê 1 phòng 1 người ở, giá khoảng 250 euro/tháng (tương đương 7.5 triệu đồng)”.

Nếu ở các nước khác, sinh viên phải “vật lộn” để được vào ở ký túc xá thì tại Phần Lan không cần phải vậy, chất lượng nhà riêng không chênh lệch là mấy, giá cả cũng tương đương. Nên thường du học sinh sang Phần Lan đều lựa chọn chỗ ở trước khi nhập học.

Đây là một căn nhà của người Phần Lan chính gốc.

Và đây là chu chung cư của tớ đang sinh sống.

Ở đây hầu hết sinh viên đều đi xe đạp để phù hợp với một số địa hình dốc. Tất nhiên với những sinh viên có điều kiện có thể đi xe hơi như thường. Một phần do xe bus ở đây khá mắc (khoảng 50 euro/tháng (1.3 triệu đồng) – đã giảm một nửa cho sinh viên).

Xe bus ở Phần Lan thì khỏi chê về độ an toàn, lịch sự và sạch sẽ nhé.

Cát Tường (19 tuổi) cho biết: “Mặc dù giá xe bus khá mắc nhưng lên một lần là mê liền, các xe rất sạch, gọn gàng, đường phố ở đây cũng vô cùng quang đãng và đẹp. Mình rất thích đi xe bus để đi dạo thành phố”.

Tất nhiên sau những giờ học căng thẳng, việc vui chơi giải trí cũng rất được ưu tiên. Chủ yếu ở Phần Lan có các bar, mùa lạnh như thế này thì có trượt tuyết, ở vùng Iapland (gần Bắc Cực) thì có cả cưỡi tuần lộc, câu cá dưới băng (nghe cứ như người Eskimo các bạn nhỉ).

Chúng tớ có thể đi cưỡi tuần lộc này.

Coffee ngoài trời ở khu trung tâm thành phố.

Khu trung tâm của thành phố Kuopio

Hồ Rauhalahti Kuopio rất trong và sạch đẹp.

Khu Helsinki Habour rất lịch sự và có nhiều điểm vui chơi.