Việc hạch toán hàng nhập khẩu phi mậu dịch là một phần quan trọng trong quản lý tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt khi bạn muốn tối ưu hóa chi phí và tuân thủ quy định pháp luật. Trong bài viết này, AZTAX sẽ hướng dẫn chi tiết cách hạch toán hàng nhập khẩu phi mậu dịch từ việc ghi nhận chi phí đến báo cáo thuế, giúp doanh nghiệp bạn vận hành hiệu quả và tránh rủi ro pháp lý.
Việc hạch toán hàng nhập khẩu phi mậu dịch là một phần quan trọng trong quản lý tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt khi bạn muốn tối ưu hóa chi phí và tuân thủ quy định pháp luật. Trong bài viết này, AZTAX sẽ hướng dẫn chi tiết cách hạch toán hàng nhập khẩu phi mậu dịch từ việc ghi nhận chi phí đến báo cáo thuế, giúp doanh nghiệp bạn vận hành hiệu quả và tránh rủi ro pháp lý.
Để nhập khẩu được hàng phi mậu dịch cá nhân bạn cần chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ sau:
Sau khi bạn chuẩn bị giấy tờ như trên sẽ tiến hành làm thủ tục khai hải quan như bình thường.
Quyết định số 1357/QĐ-BTC ngày 18/05/2021 của Tổng cục Hải quan quy định mã loại hình nhập khẩu đối với “Hàng nhập khẩu khác” (hàng phi mậu dịch) là H11, mã loại hình xuất khẩu “Hàng nhập khẩu khác” là H21
Trên đây là các thông tin về giúp bạn hiểu hơn về hàng hóa phi mậu dịch là gì. Hy vọng bài viết này giúp ích nhiều cho bạn trong quá trình học tập.
HL Shipping Co.,Ltd là một đơn vị giao nhận vận tải trên toàn thế giới có trụ sở tại Hồ Chí Minh, Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vân tải biển và hàng không. Chúng tôi tự tin là địa chỉ lý tưởng để cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa, logistics. Đáp ứng được mọi yêu cầu của Quý Khách. Nếu bạn cần hỗ trợ gì về khai báo hải quan, vận tải hàng hóa nội địa…. Thì gọi ngay HLshipping để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.
Hiện nay chưa có quy định về việc “cấm bán” các sản phẩm được nhập khẩu thông qua loại hình H11. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta hoàn toàn có thể bán các sản phẩm đã nhập khẩu thông qua loại hình H11. Việc này là phù hợp với các quy định hiện hành bởi các lý do và ví dụ như sau:
1. Nguyên tắc cơ bản của hiến pháp và pháp luật là “tổ chức, cá nhân được thực hiện các hoạt động mà pháp luật không cấm”. Do vậy, nếu không có văn bản nào cấm, hoặc hạn chế việc bán sản phẩm nhập khẩu theo loại hình H11, việc bán các sản phẩm này là hợp pháp.
2. Đối với quà biếu, quà tặng nhập khẩu theo loại hình H11, sau khi nhận được quà thì người nhận hoàn toàn có quyền sở hữu và quyền định đoạt đối với món quà này. Do vậy họ hoàn toàn có quyền bán món quà đó.
3. Đối với hành lý tùy thân hoặc tài sản di chuyển của các tổ chức cá nhân, hoặc tài sản của các cơ quan ngoại giao nhập khẩu theo loại hình H11, chủ sở hữu hoàn toàn có quyền định đoạt đối với tài sản của mình và có thể bán theo quy định của pháp luật
4. Đối với hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được nhập theo loại hình H11, Chính phủ có ban hành nghị định Nghị định 80/2020/NĐ-CP và hướng dẫn cho trường hợp bán thanh lý tại Điều 17.
Trong trường hợp doanh nghiệp bán hàng phi mậu dịch, doanh nghiệp xuất hóa đơn như hàng hóa thông thường.
Hàng phi mậu dịch nhập khẩu được miễn thuế đối với các trường hợp sau:
1) Được miễn thuế khi đáp ứng điều 27 của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP
“Điều 27. Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa không nhằm mục đích thương mại
Hàng hóa không nhằm mục đích thương mại được miễn thuế nhập khẩu trong các trường hợp sau:
1. Hàng mẫu, ảnh về hàng mẫu, phim về hàng mẫu, mô hình thay thế cho hàng mẫu có trị giá hải quan không vượt quá 50.000 đồng Việt Nam hoặc đã được xử lý để không thể được mua bán hoặc sử dụng, chỉ để làm mẫu.
2. Ấn phẩm quảng cáo thuộc Chương 49 của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, bao gồm: Tờ rơi, catalogue thương mại, niên giám, tài liệu quảng cáo, áp phích du lịch được dùng để quảng cáo, công bố hay quảng cáo một hàng hóa hoặc dịch vụ và được cung cấp miễn phí được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 10 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu với điều kiện mỗi lô hàng chỉ gồm 01 loại ấn phẩm và tổng khối lượng không quá 01 kg; trường hợp 01 lô hàng có nhiều loại ấn phẩm khác nhau thì mỗi loại ấn phẩm chỉ có một bản hoặc có tổng khối lượng ấn phẩm không vượt quá 01 kg.”
2) Được miễn thuế khi gửi bằng chuyển phát nhanh và đáp ứng điều kiện giá trị từ 1.000.000 VNĐ trở xuống theo quy định tại Điều 1 của Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ:
“Điều 1. Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị từ 1.000.000 đồng (một triệu đồng) trở xuống được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.”
Đối với các trường hợp còn lại, hàng phi mậu dịch chịu thuế nhập khẩu và thuế tiêu dùng VAT như hàng hóa thông thường.
Ở chiều ngược lại khi xuất khẩu phi mậu dịch, hàng phi mậu dịch xuất khẩu không chịu thuế VAT do không tiêu thụ, tiều dùng tại Việt Nam. Thuế xuất khẩu nộp như hàng hóa thông thường.
Khi làm thủ tục nhập khẩu loại hình phi mậu dịch, để tránh mất nhiều thời gian bạn cần lưu ý những điều sau:
Để hạch toán thuế và chi phí liên quan đến hàng nhập khẩu phi mậu dịch, các bước thực hiện được mô tả như sau:
Các bước này giúp đảm bảo rằng tất cả các khoản thuế, chi phí, và thu nhập liên quan đến hàng nhập khẩu phi mậu dịch được ghi nhận chính xác và hợp lý trong sổ sách kế toán.
Xem thêm: Cách hạch toán hàng nhập khẩu và hạch toán thuế nhập khẩu
Hàng nhập khẩu phi mậu dịch đề cập đến những loại hàng hóa được nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại và không nằm trong danh mục hàng cấm. Những mặt hàng này được phép nhập khẩu dưới sự cấp phép của cơ quan quản lý chuyên ngành và cần hoàn tất nghĩa vụ thuế trước khi thông quan. Ví dụ về hàng nhập khẩu phi mậu dịch bao gồm quà biếu, hàng hóa của các cơ quan ngoại giao tại Việt Nam, hàng viện trợ nhân đạo, và hàng tạm nhập khẩu.
Việc khai báo hàng hóa phi mậu dịch gắn liền với chính sách miễn giảm thuế của Nhà nước, vì vậy cần thực hiện một cách chính xác. Điều này không chỉ đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp mà còn giúp tránh những sai phạm về thuế có thể dẫn đến trách nhiệm pháp lý trong tương lai.
Trước ngày 01/01/2015, theo Khoản 1 và Khoản 2 của Điều 15 trong Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, các điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT được quy định như sau:
Trước ngày 01/01/2015, cơ quan thuế không quy định rõ ràng về việc khấu trừ thuế GTGT đối với hàng hóa phi mậu dịch, điều này dẫn đến khả năng doanh nghiệp có thể gặp rủi ro nếu cơ quan thuế từ chối việc kê khai khấu trừ của họ. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2015, theo Điều 10 của Thông tư 26/2015/TT-BTC, đã có sự điều chỉnh và bổ sung Điều 15 của Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau:
Kể từ ngày 01/01/2015, hàng hóa phi mậu dịch có thể được khấu trừ thuế GTGT đầu vào nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau: phải có tờ khai nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch, giấy nộp thuế GTGT đầu vào tại khâu nhập khẩu, chứng từ xác nhận hàng hóa là phi mậu dịch, cùng các tài liệu liên quan khác.
Như vậy, bài viết đã cung cấp những thông tin về hạch toán hàng nhập khẩu phi mậu dịch. Mong rằng những thông tin AZTAX đưa ra trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và thuận lợi trong quá trình làm việc cũng như thực hiện các công việc hạch toán kế toán. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào xin hãy liên hệ HOTLINE: 0932.383.089 để được hỗ trợ nhanh chóng.
EXTENDMAX – Xuất nhập khẩu hàng phi mậu dịch là một trong những hoạt động phổ biến, đặc biệt đối với các cá nhân và tổ chức thực hiện trao đổi hàng hóa không vì mục đích thương mại. Mặc dù chính sách áp dụng đối với hàng phi mậu dịch dễ thở hơn nhiều so với hàng thương mại, nhiều công ty nhập khẩu vẫn gặp các vướng mắc về giá, về chính sách chuyên ngành, về nhãn mác hàng hóa hay thuế nhập khẩu. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất của hàng phi mậu dịch và các chính sách chuyên ngành áp dụng. ExtendMax cũng chia sẻ 6 bí mật hữu ích mà chúng tôi đã áp dụng để xuất nhập khẩu hàng phi mậu dịch rất thuận lợi trong nhiều năm qua.
Hàng phi mậu dịch là những sản phẩm không sử dụng cho mục đích thương mại, không kinh doanh mua bán, không có hợp đồng, không cần thanh toán.
Hàng phi mậu dịch còn được gọi là “hàng phi thương mại” hoặc “hàng hóa không nhằm mục đích thương mại” trong các văn bản pháp luật khác nhau. Theo định nghĩa trong Quyết định số 1357/QĐ-BTC ngày 18/05/2021 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành bảng mã loại hình xuất nhập khẩu, hàng phi mậu dịch còn được gọi tên là “hàng nhập khẩu khác” và bao gồm những trường hợp như sau:
“a) Quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam;
b) Hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này (trừ ô tô, xe máy sử dụng mã G14);
c) Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân;
d) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại;
e) Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn
g) Hàng hóa mang theo người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế;
h) Hàng hóa nhập khẩu của thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh tại chợ biên giới;
i) Các hàng hóa khác chưa được định danh ở trên”
Ngược lại với hàng phi mậu dịch, hàng mậu dịch (còn gọi là hàng thương mại hoặc gọi tắt là hàng hóa) là các sản phẩm được đưa vào thị trường thông qua hình thức mua bán, trao đổi, hoặc tiếp thị. Hàng mậu dịch là loại hàng nhập khẩu có thanh toán, có hợp đồng hoặc đơn đặt hàng hoặc chứng từ đặt mua hàng online.
Trong tiếng Anh, hàng phi mậu dịch gọi là non-commercial goods, hoặc non-commecial products.