Kiếm Việc Làm Thêm Ở Hà Nội

Kiếm Việc Làm Thêm Ở Hà Nội

Tìm kiếm những công việc làm thêm được xem là hình thức khá phổ biến đối với sinh viên quốc tế đặc biệt là đối với các bạn du học sinh đi Úc thì luôn muốn tìm kiếm cho mình một công việc làm thêm để trang trải một phần học phí hoặc chi phí sinh hoạt. Để có thể đi làm thêm tại Úc bạn cần nắm rõ những quy định của chính phủ Úc dành cho sinh viên quốc tế khi làm thêm tại đây. Vậy đó là những quy định nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Tìm kiếm những công việc làm thêm được xem là hình thức khá phổ biến đối với sinh viên quốc tế đặc biệt là đối với các bạn du học sinh đi Úc thì luôn muốn tìm kiếm cho mình một công việc làm thêm để trang trải một phần học phí hoặc chi phí sinh hoạt. Để có thể đi làm thêm tại Úc bạn cần nắm rõ những quy định của chính phủ Úc dành cho sinh viên quốc tế khi làm thêm tại đây. Vậy đó là những quy định nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Một số quy định khi sinh viên làm thêm tại Úc

Theo các quy định tại nơi làm việc của Úc bảo vệ quyền lợi của tất cả người lao động, bao gồm cả sinh viên quốc tế làm việc bán thời gian với thị thực sinh viên. Đây chính là những thông tin hữu ích được thiết kế để bảo vệ quyền lợi của bạn khi làm việc tại Úc.

* Được trả ít nhất bằng mức lương tối thiểu và tiền hoa hồng.

* Được bảo vệ chống lại việc bị sa thải không công bằng.

* Được nghỉ phép, nghỉ giải lao và thời gian nghỉ ngơi.

* Có môi trường làm việc an toàn và lành mạnh.

Các bạn cũng sẽ có trách nhiệm nộp thuế khi làm việc tại Úc. Qua đó, các bạn cần phải làm và nhận hồ sơ Mã số thuế Tax File Number (TFN) tại Văn phòng Thuế vụ Úc khi bắt đầu công việc.

Các bạn sẽ cần đưa số TFN này tới đơn vị làm việc, để đảm bảo rằng không phải chi trả nhiều thuế hơn mức độ cần thiết. Đây sẽ là MST sẽ có hiệu lực dưới tên bạn vĩnh viễn.

Các bạn cần lưu ý rằng, sinh viên quốc tế sống ở Úc sau hơn sáu tháng sẽ bắt buộc phải đóng thuế, với điều kiện thu nhập từ $18,200/năm trở lên, với trách nhiệm đóng thuế trước ngày 30/6 hàng năm.

Ngoài ra, du học sinh cần nắm đầy đủ các thông tin sau nhằm đảm bảo quyền lợi của mình trong quá trình làm việc tại Úc.

* Phiếu lương: ở Úc, các bạn sẽ nhận được phiếu lương trong vòng một ngày làm việc say khi được thanh toán. Hiện đang có rất nhiều cách để trả lương, cụ thể như: trả lương hàng tuần, 2 tuần/lần hoặc hàng tháng. Hãy lưu giữ phiếu lương thật cẩn thận, bởi đây là một tài liệu vô cùng quan trọng.

* Giờ làm việc: Hãy nhớ rằng, là một sinh viên quốc tế, bạn được phép làm việc tối đa 40 giờ/2 tuần trong khoảng thời gian học tập (Và đã được tăng lên thành 40 giờ/tuần, với chính sách mới nhằm đối phó với đại dịch COVID-19), và không giới hạn số giờ trong kỳ nghỉ của bạn. Các bạn cần lưu ý tôn trọng giới hạn này, bởi đây chính là điều khoản để có thị thực du học.

* Công việc thời vụ: có khá nhiều doanh nghiệp tại Australia cần các vị trí làm việc thời vụ (làm việc theo giai đoạn, ngắn hạn). Đây chính là những lựa chọn vô cùng lý tưởng dành cho sinh viên quốc tế, bởi các bạn sẽ được chủ động hơn.

* Quản lý thời gian của mình tốt hơn và không có số giờ làm việc cố định

*Hưu trí: tuy là một cư dân tạm thời làm việc tại Úc nhưng theo quy định của luật, chủ lao động bắt buộc phải đóng góp khoảng tiền hưu trí trong khoảng thời gian làm việc tại doanh nghiệp. Qua đó, khi rời khỏi Úc, bạn có thể nhận được khoản tiền trợ cấp hưu trí (DASP) nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện xuất cảnh hợp pháp.

* Bồi thường cho người lao động: luật pháp tại Úc đã yêu cầu doanh nghiệp và chủ lao động có nghĩa vụ phải đóng bảo hiểm để bảo vệ bạn trong những trường hợp gặp tai nạn lao động tại chính nơi làm việc của mình. Do đó, khoản bồi thường này thường sẽ được chi trả cho việc điều trị y tế, hoặc bắt buộc phải chi trả lương cho bạn cho đến khi có thể quay trở lại làm việc.

Tìm kiếm việc làm thêm tại Úc ở đâu?

Các bạn du học sinh có thể tim kiếm công việc làm thêm bằng những cách dưới đây:

* Cổng thông tin, báo chí trực tuyến: các bạn có thể tìm kiếm những công việc bán thời gian trên các trang trực tuyến. Các trang web như Indeed đăng rất nhiều việc làm thêm dành cho sinh viên tại Úc mỗi ngày. Bạn có thể lựa chọn công việc theo yêu cầu của mình và ứng tuyển trực tiếp, và sau đó sẽ có nhân viên HR tại doanh nghiệp liên hệ lại với bạn.

* Báo địa phương: Các tời báo địa phương đăng tin tuyển dụng là nơi mà bạn có thể tìm ứng tuyển. Hãy xem qua các phần mở đầu việc làm có trên báo địa phương và liên hệ ngay với nhà tuyển dụng nếu muốn biết thêm chi tiết về công việc.

* Giới thiệu từ trường: Bạn có thể liên hệ ngay với nhóm chăm sóc sinh viên của trường Đại học, cựu sinh viên của trường đại học, các giáo sư để được giới thiệu việc làm thêm dành cho sinh viên tại Úc, dưới dạng bán thời gian, cực kỳ linh hoạt. Vì bạn có thể chưa quen với nơi ở mới, nên tốt nhất bạn nên nhờ sự giúp đỡ đến từ những người quen đang học cùng trường đại học.

* Công việc nội bộ: chỉ dành cho sinh viên, làm công việc bán thời gian nằm trong khuôn viên của trường như: công việc trợ lý tại thư viện, phòng thí nghiệm, khu vực phòng tập thể dục, bãi đậu xe hay dọn dẹp phòng học. Hãy liên hệ ngay bộ phận chăm sóc sinh viên để lấy những thông tin về những cơ hội công việc này.

Du học Úc cùng PHC Edu Links

PHC Edu Links với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn du học các nước như: Mỹ, Anh, Úc, Ireland,... Đội ngũ chuyên viên tư vấn dày dặn kinh nghiệm có thể tư vấn và hiện thực hóa ước mơ du học của các bạn. Vậy còn chần chừ gì nữa mà hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nếu bạn muốn biết thêm thông tin về du học các nước nhé!

Xin chào các bạn, sáng nay nghỉ làm lại tranh thủ nên Blog cào bàn phím 1 chút. Mình qua Hàn cũng đã qua 3 cái ta và cũng làm qua vài công việc, qua vài lần thất nghiệp rồi lại kiếm việc thì với bản thân mình thấy để kiếm việc làm thêm ở Hàn không khó nhưng nó phụ thuộc vào 5 điều cơ bản là các mối quan hệ trong network của bạn, khả năng tiếng, mức độ kì vọng của bạn vào công việc, sự năng động và nhạy bén và cuối cùng là may mắn.

1. Mạng lưới mối quan hệ Hầu hết khi các bạn mới qua Hàn và bắt đầu tìm việc sẽ đều thông qua các mối quan hệ là người thân, họ hàng lối xóm… :v bạn bè. Nhìn chung cách này được sử dụng phổ biến nhiều nhất, được những người đi trước giới thiệu công việc khả năng các bạn có được thông tin và nhận vào làm là khá cao. Vì vậy luôn xây dựng và tạo lập các mối quan hệ tốt rất có ích cho bản thân các bạn.

2. Khả năng tiếng. Cho dù xin việc làm thêm tại Hàn qua hình thức nào người quen giới thiệu hay tự tìm việc điều khá quan trọng và có phần ảnh hưởng nhất đến việc bạn được nhận vào làm hay không chính là khả năng tiếng của bạn. Ở đây mình bỏ qua không nói đến các công việc có tính “bản năng” hay chỉ cần sức khỏe anh/chị có tiếng hay ko tiếng cùng không quan trọng thì mình ko nói :)). Còn hầu hết các công việc cũng đều cần phải biết chút ít tiếng, không ai nhận người làm mà mình nói họ không hiểu. OK. Vì vậy những thời gian đầu từ 1~6 tháng khi không có việc làm thì các bạn cũng nên chăm chỉ đếm lớp để học chút giao tiếp tiếng Hàn phòng thân nhé.

[adinserter block=”31″][adinserter block=”29″]

3. Mức độ kì vọng vào công việc. Như phần trên mình có nói kiếm việc ở Hàn cũng không hẳn quá khó khăn ( cơ mà cũng tùy khu vực bạn sống nông thôn hoặc quá núi đồi hẻo lánh quá thì cũng quỳ ). Còn không thì việc kiếm việc qua các mối quan hệ hay qua mạng sẽ có vấn đề về lương – giờ/ngày làm. [adinserter block=”25″]Khi các bạn kiếm việc phải xác định “lòng tham” ở mức nào xem mình có khả năng hay đợi chờ các cơ hội việc khác hay không, có những công việc sẽ lương thấp – làm nhiều giờ, lương cao – làm ít giờ, hoặc lương thấp – làm cũng ít giờ/ngày luôn. Vì vậy tùy vào từng giai đoạn nhu cầu về sinh hoạt về tiền để các bạn cân nhắc có thể bắt đầu ngay với công việc ít thời gian ít tiền hay tiếp tục chờ đợi trong “thất nghiệp”. Mình kể các bạn nghe có lần mình nghỉ việc ở 1 nơi sau đó gần 1 tháng mình tìm việc không được nhưng rồi 1 cuộc gọi OK đã tới – công việc này làm quanh 3~4 cái bếp nóng hầm hập và giờ làm chỉ được 4 tiếng lúc đó lương 7.000원 trừ tiền tàu xe + thời gian đi thì quả thực ko muốn làm nhưng đây là khu vực mình mới chuyển trường chưa am hiểu nên “đánh tạm” để biết địa bàn đã. Rối làm ở đó nửa tháng ~1 tháng Sa nó thấy Ok làm tốt về quán tao làm ko làm ở xưởng này nữa ( giải thích chút chỗ lúc đầu mình làm đó là 1 cái bếp chung chuyên chỉ nấu chuẩn bị đồ ăn sau khi đồ ăn làm xong sẽ chuyển lên oto đưa về cửa hàng chính bán dần) và thế là sau 1 tháng mình làm mình lại chạy tới cơ sở chính chỗ quán của Sa lên lương ngon + ngày làm full time ~ phê luôn. Vậy nên điều mình muốn nói ở đây là gì tùy hoàn cảnh + năng lực bản thân để “chấp nhận làm” với mức thu nhập thế nào thì hãy can nhắc. VN mình có câu “thả con săn sắt bắt con cá cờ”

[adinserter block=”31″][adinserter block=”29″]

5. Động lão + nhiệt tình ~ IQ phải vô cực :]] Cái này bạn nào khi lên tìm việc trên facebook trong các nhóm thì phải ghi nhớ. Là sao! Mình cũng là người đã từng đăng tin tìm người hộ quán và cũng như nhiều bạn khác đã từng đăng sẽ gặp phải tình trạng như này: Các bạn Auto đọc nhanh xong Inbox mà chưa hề – nhắc lại là chưa hề đọc kĩ. Có lần mình đăng công việc ở Teku mấy bạn ở Seoul inbox hỏi xong rồi thắc mắc sao em tìm bản đồ không ra, kêu đọc lại giùm mới té ra quên chưa đọc hết. Không chỉ riêng mình mà mình biết các bạn thi thoảng đăng tin hộ Sa cũng hay bị như vậy đăng lên thông tin đầy đủ cho số Sa địa chỉ hình thức nhắn tin hay gọi điện gì đó rồi mà vẫn cứ ngồi comment thắc mắc và chờ. Nhiều bạn đọc xong chỉ biết Comment hỏi: cần nhiều tiếng ko bạn, có ca này ca kia ko bạn, có nhận nam nhận nữ không bạn..blala ở đâu đi như thế nào …vv.. Nhiều bạn họ chỉ đăng hộ hoặc họ cũng bận ko thể chăm chăm Online để trả lời Inbox hay trả lời Comment các bạn. Hãy nhớ tuần thủ họ ghi kèm số điện thoại bảo nhắn – gọi trức tiếp thì mình nhắn gọi trực tiếp. Chờ họ rep cái inbox hay cái Cmt của các bạn thì cũng đã có người đặt gạch với chủ đến phỏng vấn rồi :] ] đừng tiếc cú gọi hay ngại gọi. Bạn có gọi có ấp úng thì có duyên vẫn được nhận. Bạn không giám gọi đồng nghĩa bạn ko được nhận luôn. Chốt cái này nói 1 câu thẳng hơi thô: đứa nào nhanh tay đứa đấy ăn, du học sinh thì đông mà cứ lò dò comment dạo thì ăn cháo rồi lại ở đó mà kêu sang hơn năm chưa có việc..vv. Ngoài ra phỏng vấn gặp mặt chủ cứ nhiệt tình nên. Có những bạn mình giới thiệu đến gặp chủ có tâm lý ngại – mà ngại sinh ra tâm lý lại thành ra ấp úng họ tưởng tiếng kém quá, hay bắt đầu thử việc cũng vậy nhiệt tình lăng xăng tìm hỏi việc, nhìn họ làm vừa làm vừa quan sát nhanh tay chân là họ khoái họ nhận. ( tập trung lắng nghe nhìn thẳng mặt họ khi nghe nói để kịp bắt từ nghe hiểu, họ nhắc đến đến cái gì ko biết thì cố phát âm lại từ họ vừa nói dù ko biết là cái gì để họ giải thích – chứ im lặng là coi như không biết gì )

[adinserter block=”31″][adinserter block=”37″]

6. Cuối cùng là may mắn. Làm gì cũng cần may mắn, may mắn bạn đến xin việc lúc họ cần gấp, may là bạn đến xin trước 1 người nào khác, may là bạn trả lời được mấy câu khi đến gặp mặt 사장님  phỏng vấn, may là thời gian phù hợp với thời gian học trên trường, may là đúng lúc nghỉ làm chỗ này có chỗ ngon hơn cần người. :)) Mình chia sẻ trước về những điều trên để các bạn có tâm thế và định hình khi kiếm việc, và bây giờ mình sẽ chia sẻ về cách mình tìm việc làm thêm qua mạng/website rao vặt làm thêm ở Hàn. Việc làm thêm(아르바이트, hay 알바) các bạn có thể lên google đánh những từ khóa như vậy sẽ ra các trang giời thiệu việc làm thêm ở Hàn và tất nhiên là các trang web tiếng Hàn. Mình sẽ nói về cách mình kiếm việc trên trang albamon.com một trang web lớn và có mức độ cập nhật các các công việc làm thêm tần suất mỗi ngày khá nhiều.[adinserter block=”25″]

Các bạn tham khảo một số câu khi nghe/gọi điện xin việc:

이름은 뭡니까? Cháu tên gì? 나이는? Bao nhiêu tuổi?

어느 나라에서 왔으며? Cháu là người nước nào?

한국말을 잘 알아 들을수 있는가?Có thể nói và nghe tiếng Hàn được không?

알바는 해봤는가?Đã từng làm thử công việc nào chưa?

해봤으면 어떤가계에서/무슨일이 했는가? Làm rồi thì từng làm ở đâu/ và làm gì?

언제까지 알바를 할수 있는가? Có thể làm đến bao giờ?

몇시부터 몇시까지 가능한가? Cháu có thể làm từ thời gian nào- đến thời gian nào?

홀서빙/주방/ 정직원을 해봤는가? Cháu đã từng làm phục vụ/rửa bát/hay nhân viên chính thức chưa?(tùy vào vị trí bạn muốn làm)?

월급/휴가 이렇게 괜찮는가? Tiền lương với ngày nghỉ thế này không sao chứ?

외국인등록증/건강검사서 있는가? cháu có CMT người nước ngoài hoặc giấy khám sức khỏe không?

통화를 안 된다며 메시지를 남길 때 Khi gọi điện mà không ai bắt máy, hoặc chủ yêu cầu bạn không gọi điện mà gửi tin nhắn. Thì đây là mẫu tin nhắn mà mình thường gửi: “알바천국에서 보고 영락드리는데요. 00~00시 까지 가능한데 알바 아직 구하나요?” (Cháu nhìn thấy bài đăng trên ứng dụng tìm việc và liên lạc đến ah. Cháu có thể làm việc Từ 00~ đến 00, bây giờ vẫn đang còn tuyển người chứ ah?

[adinserter block=”29″][adinserter block=”31″]

*Cách tìm việc trên albamon: Đầu tiên các bạn truy cập http://www.albamon.com tại giao diện trang chủ các bạn nhìn và chọn mục như sau

지역별 알바: Là chỗ để bạn nhấp chọn khu vực – Tỉnh đang cần tìm việc Vd: Seoul thì nhấp chọn Seoul. Sau đó trang web sẽ chuyển sang như sau: _ Tiếp tục các bạn chọn cụ thể hơn với các 동 – 구 khoanh vùng gần nơi bạn ở

_ Kéo xuống bên dưới một chút các bạn sẽ thấy các thông tin ~ để Lọc như: công việc chính thức hay làm thêm, loại hình công việc, thời gian, … hãy chọn và điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu bản thân rồi ấn tìm kiếm:

_ Sau khi ấn tìm kiếm sẽ cho ra các kết quả đang có các nơi sau tìm người như sau, tại đây cũng hãy kiểm tra lại khu vực – địa điểm quán, mức lương, thời gian họ tuyển. Và nhấp vào 1 cái để xem.

[adinserter block=”39″][adinserter block=”34″]

_Sau khi nhấn vào 1 kết quả để xem bạn sẽ tới trang thông tin đăng tìm, mục này bạn sẽ thấy các thông tin của nơi đăng tuyển về: yêu cầu công việc, nam/nữ, đặc thù, lương ca kíp.. Đặc biệt chú ý phải xem đến phần 상세모집요강 – Mục này thường kèm các thông tin quan trọng giải thích của nơi đăng tuyển hoặc số điện thoại, cách thức liên lạc..vv

Trang web này cũng có ứng dụng trên điện thoại. Nếu bạn nào không có máy tính thì vào kho ứng dụng tìm “albamon” và tải về cài tìm trên App. // Bài viết mình xin dừng ở đây. Chúc các bạn tìm được công việc phù hợp để kiếm tiền trang trải sinh hoạt phí. Blog này mình chủ yếu chia sẻ về học tiếng Hàn nếu có thời gian hãy xem Blog này có gì khác để bạn học không nhé.

[adinserter block=”33″][adinserter block=”37″]

Trong những năm gần đây, số lượng học sinh, sinh viên Việt Nam theo học tại các nước trên thế giới ngày một đông đảo. Ngoài một số bạn đi du học theo diện học bổng, phần lớn du học sinh đi theo diện tự túc, hoặc phải vay từ các nguồn vốn hỗ trợ của chính phủ, công ty… Vấn đề tài chính đã trở thành nỗi lo không chỉ của các bậc phụ huynh mà còn của các du học sinh ở nơi đất khách quê người…

Hầu hết các du học sinh đều mong mỏi có thể kiếm được việc làm thêm trong quá trình học, nhằm trang trải chi phí học tập và sinh hoạt của mình. Ngoài ra, vấn đề việc làm sau khi học xong cũng là mối quan tâm của tất cả các bạn du học sinh. Bởi ai cũng muốn có được một công việc tốt, phù hợp với năng lực, chuyên môn, cũng như những chi phí đã bỏ ra để đầu tư cho việc học tại nước ngoài của mình. Trong số các nước có đông du học sinh theo học, Anh Quốc thường được coi nơi có chi phi đắt đỏ nhất và có ít học bổng dành cho du học sinh. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tại Anh lại khá cao (xấp xỉ 7,9% trong năm 2010).

Việc làm đối với người nước ngoài tại Anh (trong đó có du học sinh Việt Nam) thật sự khá khó khăn, bởi ngay chính người bản xứ cũng phải vất vả kiếm việc. Người dân cũng thường chuyển về các thành phố lớn như London, Manchester, Birmingham để kiếm việc làm. Vì thế sự cạnh tranh trong vấn đề việc làm tại các thành phố này cũng ngày một cao.

Đoàn Thị Minh Thu – tác giả bài viết.

Chính phủ Anh chỉ cho phép du học sinh được đi làm thêm tối đa hai mươi tiếng một tuần. Do vậy, làm việc bán thời gian trong các quán ăn, nhà hàng, siêu thị, hoặc đi trông trẻ, dạy tiếng cho người nước ngoài thường là lựa chọn của phần đông các du học sinh. Tùy theo chương trình học và lịch lên lớp mà các bạn lựa chọn thời gian làm việc cho phù hợp. Tiền lương thường được tính theo giờ, trung bình từ 4 đến 7 bảng cho một giờ làm thêm. Tuy nhiên nếu may mắn bạn cũng có thể được trả tầm 10 bảng/giờ nếu làm cộng tác cho các công ty, trường học.

Để có thể kiếm được việc làm, du học sinh cần phải đăng kí Bảo hiểm quốc gia (National Insurance – NI), (tương tự mã số thuế cá nhân) để trích nộp một khoản tiền lương vào ngân khố quốc gia nhằm hỗ trợ cho y tế và thất nghiệp, hưu trí cũng như các lợi ích an sinh xã hội khác. Các trường đại học luôn có các phòng tư vấn giúp sinh viên có thể đăng kí được bảo hiểm này, hoặc du học sinh có thể liên hệ trực tiếp với DWP (Department for Work and Pensions) để lấy lịch hẹn phỏng vấn và xin số NI. Chi phí cho việc đăng kí này hoàn toàn miễn phí.

Đối với công việc làm thêm ít chuyên môn, tất cả các sinh viên đều có thể tìm được. Tuy nhiên đối với một công việc chuyên môn mang tính chất lâu dài, các nhà tuyển dụng thường lựa chọn những ứng viên có thời gian học tập và sinh sống lâu tại Anh. Ngoài ra, du học sinh châu Âu, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc sẽ dễ kiếm được việc làm hơn du học sinh từ các nước khác trên thế giới. Vì các quốc gia đó có nhiều công ty, văn phòng đại diện tại Anh nên du học sinh của họ sẽ có lợi thế hơn rất nhiều.

Tôi từng là một du học sinh theo học Thạc sỹ về Đầu tư tài chính tại Anh. Khóa học của tôi chỉ kéo dài 1 năm nên thời gian để làm thêm không có nhiều vì phải tập trung cho việc học. Do hai kỳ học của tôi bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 6, rồi có 3 tháng hè tự học để hoàn thành luận văn, cho nên tôi đã tranh thủ kiếm việc làm thêm trong thời gian này. Tôi làm đầu bếp cho nhà hàng bán thức ăn nhanh kiểu Nhật (Wasabi). So với làm việc tại các quán ăn khác, công việc của tôi đỡ nặng nhọc và được trả cao hơn. Có một lời khuyên nhỏ dành cho các bạn muốn làm việc tại nhà hàng là nên xin việc tại các hệ thống nhà hàng bán thức ăn nhanh hay chuỗi các quán café như Starbucks, Wagamama, KFC, Wasabi, Mc Donald’s… vì chế độ làm việc và tiền lương ở đây sẽ tốt hơn so với các nơi khác.

Tuy nhiên, vì muốn có được một công việc thật tốt sau khi tốt nghiệp, trong quá trình học, tôi vẫn luôn tự tìm việc trên mạng, đăng kí nộp hồ sơ tại các công ty, ngân hàng và tham gia vào các hội chợ việc làm do trường đại học hay các công ty tuyển dụng tổ chức. Ngoài trang web tuyển dụng chính thức của các công ty đó, tôi đã đăng kí thêm một số website khác như Prospects, Efinancialcareer, Monster, và tham gia vào mạng lưới của The GRB, Milkround Graduate, … đây là một số website tuyển dụng tin cậy cho sinh viên. Tôi cũng thường xuyên tự luyện thi bằng cách đăng kí làm thành viên của SHL – một tổ chức chuyên cung cấp các bài thi kiểm tra năng lực tính toán cũng như khả năng suy luận logic (numerical and verbal reasoning tests), một phần thi không thể thiếu trong quá trình tuyển chọn ứng viên của các nhà tuyển dụng, đặc biệt là cho các công việc liên quan tới tài chính – ngân hàng.

Tôi đã may mắn khi được một số công ty mời đến phỏng vấn, và trong quá trình phỏng vấn tôi nhận thấy họ rất quan tâm tới việc mình phải chứng tỏ được năng lực cũng như nói lên được tại sao lại phù hợp với công việc đó. Do vậy, để gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, các bạn nên tìm hiểu thật kỹ về công ty và về công việc mình ứng tuyển. Khi đi phỏng vấn bạn nên đến sớm và trong quá trình phỏng vấn nên thể hiện sự tự tin của mình về công việc đó.

Sau một thời gian chuẩn bị kiến thức cũng như tìm kiếm các cơ hội việc làm, tôi đã thành công trong việc tìm được một công việc phù hợp với mình. Hiện tại tôi đang làm việc cho HSBC Việt Nam và thực sự tất cả những kinh nghiệm xin việc trong thời gian học tập tại Anh đã giúp ích được rất nhiều cho tôi khi trở về Việt Nam.

Du học Hà Lan những năm gần đây đang trở nên phổ biến dần với thế hệ trẻ ngày nay. Bởi lẽ, Hà Lan không chỉ nổi tiếng là đất nước yên bình, nổi tiếng với những cảnh đẹp nên thơ, an sinh xã hội tốt mà đi kèm với những ưu điểm trên còn là một loạt những điểm cộng khác như:

Bên cạnh chương trình và lộ trình học tập, mối quan tâm của phần lớn sinh viên Việt Nam khi đi du học đó là chính sách làm thêm. Việc đi làm thêm dường như là một phần tất yếu của đa số du học sinh, đây là một hoạt động mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên hơn là bất lợi trong cuộc sống. Mục đích của việc đi làm thêm không chỉ đơn thuần vì tài chính, mà qua hoạt động này du học sinh còn có thể trau dồi thêm nhiều kĩ năng mềm cần thiết, làm quen với nhịp sống với người bản địa, tạo dựng mối quan hệ, thậm chí là net-working. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân bằng được công việc với học tập để không làm ảnh hưởng tới mục đích chính khi đi du học….

Vậy, sinh viên cần chuẩn bị những gì trước khi đi làm thêm tại Hà Lan:

Đối với giấy phép làm việc, bạn sẽ không phải làm thủ tục đi xin giấy này mà người chủ thuê bạn sẽ phải làm công việc đó. Để xin được giấy này bạn cần nộp:

2. Bảo hiểm sức khỏe (Public health insurance):

Để mua bảo hiểm sức khỏe tại Hà Lan bạn sẽ cần số an sinh xã hội (BSN), đây là số được gắn với mỗi công dân dùng để liên lạc hoặc sử dụng các dịch vụ công cộng. Số này sẽ được nhà trường chủ động làm cho bạn vào tuần đầu (tuần định hướng) khi bạn nhập học.

Những trang web dùng để tìm việc làm thêm ở Hà Lan:

16h/tuần (part-time) trong khoảng thời gian đi học

Từ tháng 6-8 sinh viên có thể đi làm 40h/tuần

Du Học Nam Phong khuyến khích các bạn sinh viên tìm các chỗ làm uy tín và có hợp đồng lao động rõ ràng, ở những chỗ làm như vậy bạn có thể nhận được €12 - €15/h, còn ở những nơi làm việc trả lương qua tiềm mặt và không cần work permit thì lương chỉ dao động từ €5 - €10/h.

Làm thêm khi không biết tiếng Hà Lan:

Thực chất, đa số việc làm thêm ở Hà Lan đa số đều yêu cầu biết tiếng Dutch, vậy nên đối với những sinh viên không biết tiếng thì các bạn thường sẽ phải đi làm tại các nhà hàng /cửa hàng ăn uống châu Á, cửa hàng nail,….

Lợi ích của những công việc này là sinh viên không cần học thêm tiếng, có thể làm nhiều hơn số giờ quy định

Các công việc này có thể tìm được qua giới thiệu của bạn bè, người quen, gọi điện trực tiếp, qua website, fanpage của nơi làm việc, nhóm FB, công ty môi giới việc làm,….

Nhược điểm của những công việc này là lương thấp hơn mức lương quy định, vì là những công việc làm chui nên sẽ không có hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội. Sinh viên sẽ gặp phải nhiều rủi ro hơn trong công việc, có thể bị quỵt lương, tệ hơn nếu bị phát hiện bạn có thể sẽ bị phạt hoặc trục xuất.