Ô Nhiễm Môi Trường Biển Nghị Luận

Ô Nhiễm Môi Trường Biển Nghị Luận

Trải dài hơn 3.260 km bờ biển, Việt Nam có vùng biển lớn đứng thứ 27 trong 157 quốc gia ven biển và các quốc đảo. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, diện tích biển của nước ta chiếm khoảng 30% diện tích Biển Đông và được công nhận là một trong những vùng biển giàu tài nguyên thiên nhiên, địa chính trị quan trọng ở khu vực và thế giới. Vùng bờ của Việt Nam được quy định trong Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo bao gồm vùng nước biển ven bờ có ranh giới phía ngoài cách bờ biển khoảng 06 hải lý và vùng đất ven biển là các xã, phường, thị trấn giáp biển thuộc 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển. Biển Việt Nam tương đối giàu tài nguyên, các giá trị văn hóa - lịch sử; là nơi tập trung nhiều ngành kinh tế trọng điểm của quốc gia; vùng ven biển có mật độ tập trung đông dân cư nhất cả nước. Theo Niên giám thống kê Việt Nam năm 2018, dân số của 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển là khoảng 47 triệu người, chiếm 49,5% tổng dân số của cả nước.

Trải dài hơn 3.260 km bờ biển, Việt Nam có vùng biển lớn đứng thứ 27 trong 157 quốc gia ven biển và các quốc đảo. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, diện tích biển của nước ta chiếm khoảng 30% diện tích Biển Đông và được công nhận là một trong những vùng biển giàu tài nguyên thiên nhiên, địa chính trị quan trọng ở khu vực và thế giới. Vùng bờ của Việt Nam được quy định trong Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo bao gồm vùng nước biển ven bờ có ranh giới phía ngoài cách bờ biển khoảng 06 hải lý và vùng đất ven biển là các xã, phường, thị trấn giáp biển thuộc 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển. Biển Việt Nam tương đối giàu tài nguyên, các giá trị văn hóa - lịch sử; là nơi tập trung nhiều ngành kinh tế trọng điểm của quốc gia; vùng ven biển có mật độ tập trung đông dân cư nhất cả nước. Theo Niên giám thống kê Việt Nam năm 2018, dân số của 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển là khoảng 47 triệu người, chiếm 49,5% tổng dân số của cả nước.

Nghị luận về ô nhiễm môi trường - mẫu 21

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,... nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải... vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị,...ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau. Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Hãy hô vang khẩu hiệu "Vì môi trường xanh - sạch - đẹp" và cũng là vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ sau.

Nghị luận về ô nhiễm môi trường - mẫu 15

Xã hội ngày càng phát triển , cuộc sống ngày càng văn minh , đời sống con người cũng ngày càng thuận lợi , duy chỉ có 1 thứ đang bị tàn phá đến mức báo động – môi trường sống của chúng ta.

“Ô nhiễm môi trường” là cụm từ đang dần trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Ai trong chũng ta cũng đã từng nghe qua cụm từ này, nhưng “thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm”, ai ai cũng chăm chỉ làm việc của mình thôi, dành vài phút để nghiền ngẫm cụm từ tưởng chừng như không mấy liên quan đến mình như “ ô nhiễm môi trường” xem ra thật khó, và để thật hiểu về nó chắc cũng chẳng được mấy người. Trước hết, môi trường được định nghĩa là tất cả những vật chất bao quanh cuộc sống. Nó bao gồm đất, nước , không khí ,rừng xanh và muôn loài đang sinh sống trên Trái Đất này, trong đó có cả loài người chúng ta. Vậy ô nhiễm môi trường thực chất là những biến đổi của các yếu tố trong tự nhiên theo chiều hướng tiêu cực như đất đai ngày càng cằn cỗi , sông ngòi dần trở thành nơi chứa rác thải, khói bụi từ các nhà máy được xả thẳng vào bầu không khí để lấy đi vẻ trong lành, tiếng phương tiện, tiếng động cơ ồn ã lấn át tiếng xào xạc của lá mùa thu.

Hàng ngày, chỉ cần bật tivi hoặc xem một tờ báo chúng ta cũng dễ dàng nhìn thấy những thông tin về thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Tình trạng ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn ngày càng phức tạp , một sáng khô ráo mà nhìn bầu trời Thủ Đô cứ ngỡ sương mù , cũng chỉ vì khói bụi. Đại dịch Covid cũng qua lâu rồi mà mọi người vẫn không từ bỏ thói quen đeo khẩu trang, vì bầu trời đâu còn trong lành nữa. Người dân vùng cao cứ đến mùa mưa lũ lại lo lắng vì sạt lở , vì cây xanh không đem đi phát triển văn minh đô thị thì cũng bị xẻ ra để làm bàn ghế tại miền quê hết rồi , còn rừng đâu mà giữ đất, chỉ có nỗi lo sạt lở cứ ở trong tâm trí bà con. Rồi lại đến đồng bào ven biển, quanh năm bão lũ đã đành, nay còn phải dong thuyền ra tít khơi xa để bắt cá , vì nước gần bờ bị các nhà máy làm ô nhiễm hết rồi , loài cá có dám ở đâu. Môi trường đang bị tàn phá nặng nề lắm, nếu chúng ta có vô tình đọc được chút thông tin, chắc tự dưng cũng đau lòng.

Nếu để liệt kê nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường thì nhiều vô kể, mà để ngắn gọn súc tích lại thì cũng chỉ bởi 2 chữ - con người. Thật đấy. Hệ sinh thái trên trái đất từ hàng triệu năm nay vẫn tuần hoàn theo cách hoàn hảo, Đất Mẹ cứ mãi xanh tươi và ôm lấy muôn loài. Cho đến khi chúng ta xuất hiện, hay nói chính xác là từ khi khát vọng xây dựng thế giới văn minh tồn tại trong suy nghĩ con người . Hàng loạt cánh rừng bị đốt để đổi lại đất canh tác , hàng triệu cái cây bị đốn để xây dựng lên những công trình từ thủa sơ khai. Các nhà máy xí nghiệp cứ việc tăng gia sản xuất và tích cực phát triển, còn hít khói bụi là việc của chim trời. Có một nguyên nhân nữa cũng gây ra ảnh hưởng xấu tới môi trường, đó là người dân chưa có ý thức bảo vệ môi trường. Một người lớn vô tình rứt rác xuống hồ nước, một em bé vô tình bắt chước theo, một chú cá dưới hồ vô tình nuốt phải. Chẳng ai cố ý cả, chỉ vô tình mà thôi. Mỗi người vô tình một chút, chịu đựng ô nhiễm là việc của dòng sông. Chỉ tính riêng những thất thoát của ngành du lịch do ô nhiễm môi trường, mỗi năm nước ta phải chịu thất thoát 69 triệu USD. Thử hỏi nếu số tiền ấy không mất đi mà được đầu tư cho trẻ em nghèo, thì ước mơ cắp sách đến trường của hàng ngàn đứa trẻ bỗng chốc thành hiện thực. Hoặc nếu dùng để quy hoạch đường sá, thì ai cũng kịp về ăn bữa cơm nhà vì không bị kẹt xe lúc tan tầm. Vậy mà...

Từ nhiều năm nay, chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế cũng đã trăn trở và đưa ra rất nhiều biện pháp để khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường. Các đề xuất và ý tưởng cũng đã được đem áp dụng vào thực tế. Các hãng sản xuất xe hơi sẽ phải đáp ứng tiêu chuẩn về mức khí thải cho phép. Nhà nước vẫn cho phép khai thác rừng ở một số nơi, nhưng sau khi chặt 1 cây lớn phải trồng bên cạnh 4 cây con. Những chương trình bảo vệ môi trường cũng được phát sóng trên tivi vào các khung giờ đẹp. Những nội dung cơ bản về ý thức bảo vệ môi trường cũng được Bộ Giáo Dục đưa vào hệ thống sách giáo khoa để giáo dục các mầm non tương lai. Tuy các biện pháp này chưa phát huy rõ rệt hiệu quả, nhưng cứ hi vọng nước chảy đá mòn, dần dần rồi người dân sẽ nâng cao ý thức.

Trong thời đại kinh tế bất ổn và thay đổi liên tục như hiện nay, thị trường không còn là sân chơi dành riêng cho những ông lớn nữa. Các Start-up mọc lên như nấm và cơ hội phát triển của họ cũng nhiều vô kể. Sẽ thật tuyệt vời nếu một vài Start-up trẻ trong đó để tâm tới môi trường. Vì vậy người viết chỉ có 1 đề xuất duy nhất. Muốn cứu lấy môi trường , hãy giáo dục lứa trẻ thật tốt. Tài năng là thứ sẵn có trong mỗi đứa trẻ từ khi chúng sinh ra, nhưng hãy dạy chúng trọn vẹn chữ tâm và chữ tầm, dạy chúng ngắm nhìn vẻ đẹp vốn có của cuộc sống, gieo vào lòng chúng lòng biết ơn với Mẹ thiên nhiên. Hãy để chúng biết rằng con người tàn phá thiên nhiên nhiều lắm, nhưng mặt trời vẫn tỏa nắng dịu dàng, hoa trước nhà ngày nào cũng nở,trái táo trong vườn vẫn cứ ngọt lành và giọt sương trên lá lúc nào cũng trong veo. Hãy giáo dục chúng thật tốt, rồi chúng sẽ sửa chữa lỗi lầm của cố nhân-chữa lành Trái Đất này.

Ô nhiễm môi trường tưởng chừng là vấn đề xa vời lắm, nhưng nếu suy xét kĩ càng thì nó đang ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của chúng ta. Bác Nguyễn Nhật Ánh đã viết : “ Văn chương là tiếng chuông cảnh tỉnh con người “. Người viết kém tài nên cũng chẳng mong những gì mình viết được gọi là văn chương. Nhưng mong rằng góc nhìn của người viết sẽ tác động phần nào tới quan điểm của bạn đọc, để vài người nữa trong xã hội để tâm hơn tới môi trường, nối vòng tay nhỏ rồi sẽ tạo thành vòng tay lớn . Cứ dịu dàng với Mẹ thiên nhiên, rồi Mẹ sẽ lại ôm chúng ta vào lòng.