Thảo Dược Thuận Thiên Shop Ở Đâu Hà Nội Bán

Thảo Dược Thuận Thiên Shop Ở Đâu Hà Nội Bán

Hãy nhận các thông tin hữu ích!

Hãy nhận các thông tin hữu ích!

Học hè bán trú ở đâu uy tín tại Hà Nội?

Takis - Dạy tốt học tốt https://takis.vn/uploads/logo_1.png

Học hè bán trú như thế nào và học ở đâu để đảm bảo hiệu quả cho con ngày hè vừa được rèn luyện và học tập?

© HỘI DOANH NGHIỆP HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO. ĐỊA CHỈ: 60/2 LÝ CHÍNH THẮNG, P. VÕ THỊ SÁU, Q.3, TP.HCM. TEL: 028.38466513 - 38466136 (NỘI BỘ 114). EMAIL: [email protected]. HTTPS://HVNCLC.VN/. HTTPS://WWW.FACEBOOK.COM/PG/HOIDNHVNCLC

Không biết phủ Ứng Thiên có tự bao giờ. Chỉ biết rằng, theo “Đại Việt sử ký toàn thư” bản in “Nội các quan bản” khắc 1697, do Viện Sử học mới phát hiện ở Paris (bản in cổ nhất và duy nhất còn lại của ta) thì “năm Giáp Dần Thuận Thiên thứ 5 (1014), Lý Thái Tổ đổi phủ Ứng Thiên làm Nam Kinh” (trang 150). Điều đó khẳng định, phủ Ứng Thiên có từ trước và là vùng đất giàu có, rộng lớn, “mới xứng như một kinh đô ở phía Nam”.

Chưa có sách nào ghi về địa giới phủ Ứng Thiên. Nhưng theo thần phả ở một số vùng quê thì Ứng Thiên gồm nhiều huyện: Sơn Minh (vùng Bắc Ứng Hòa và Nam Thanh Oai ngày nay), huyện Sơn Nam (vùng Nam Ứng Hòa và Bắc Kim Bảng - Hà Nam; huyện Mỹ Đức và Chương Đức - một phần của Chương Mỹ). Vậy là rất lớn mà trung tâm là Ứng Hòa ngày nay.

Nhưng phủ lị Ứng Thiên đặt ở đâu? Sử sách chưa thấy ghi.

Trong nhiều lần điền dã, khảo sát làng Hoàng Xá (thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội) - nơi ngày nay Huyện ủy và UBND huyện Ứng Hòa đóng từ năm 1954, chúng tôi nảy ra nhiều nghi vấn. Hoàng Xá xưa kia là một làng quê lớn với hàng ngàn mẫu ruộng, hiện còn rất nhiều địa danh rất đáng suy nghĩ.

Giữa làng có đất Phủ Thành, cạnh đó có Vườn Giấy, đó là nơi chuẩn bị giấy tờ của Phủ. Cuối làng có Phủ Nha, đó là công đường và gia đình quan lại. Phía Bắc làng có Vườn Tràng, tức trường thi Hương. Phía Đông Bắc có đồn Thanh An, nơi đóng quân đồn trú. Phía Nam có Đồng Khố, tức kho vũ khí, lương thảo. Phía Đông làng có bãi Luyện Binh, rộng hàng chục mẫu ruộng. Phía Tây làng có bãi Mả Voi. Phía Tây Nam có quán Ông Đỗ. Phía Nam có quán Lực Sĩ thờ Dũng tướng Lê Phụng Hiểu, trung thần đời Lý Thái Tổ - Thái Tông và mồ ông Sãi.

Văn chỉ hàng huyện (tên thường gọi của người làng Hoàng Xá) tọa lạc trên đất làng, cách đồn Thanh An khoảng 200m về phía Nam, không biết xây dựng từ thời nào, chỉ biết rằng trong tấm bia “Hiến điền phụng tự bi ký” (Bia ghi việc cúng ruộng để thờ) tạc tháng 5 năm Ất Tỵ, niên hiệu Thiệu Trị thứ 5 (khoảng tháng 6/1845) dưới thời tri phủ Nguyễn Duy Chử và giáo thụ Nguyễn Thọ Mạo đứng ra vận động quyên góp có ghi: “Miếu hóa lưu cập hạ phủ trú, các hữu văn chỉ sùng tự”. Nghĩa là: “Miếu văn hóa lưu truyền đến phủ ta đóng, mọi người có văn chỉ để sùng bái, tế cúng”… Tiếp sau, bia có ghi lý do phát động, tên họ những người hiến ruộng trong toàn phủ. Dòng đầu là quan phủ Nguyễn Duy Chử cúng một mẫu ruộng ở xứ La thôn Hoàng Xá... (Bia nay vẫn còn nhưng nhiều chữ đã mờ).

Văn chỉ là công trình của phủ, tất phải xây dựng nơi phủ đóng. Từ những địa danh và di tích trên, chúng tôi nghĩ, Hoàng Xá có thể là thủ phủ xưa.

Xét về mặt địa dư thì Hoàng Xá là một làng quê mở. Quanh làng không có lũy tre bao bọc, làng không có cổng. Bốn lối vào ra rất rộng. Hai lối trước, mỗi lối rộng trên 15m. Hai lối sau cũng rộng trên 6m. Đường trục suốt làng rộng từ 8m - 25m, các đường răng bừa vào từng ngõ đều từ 3 - 4m. Đường làng rải đá cấp phối sạch sẽ. Ngựa xe đi lại thong dong, không tìm đâu ra cảnh “Ngõ trúc quanh co…” như trong thơ cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến tả cảnh điển hình của lối quê.

Không phải nơi “Cửa phủ”, khó có làng quê như vậy.

Sinh hoạt dân cư ở đây mang yếu tố thị dân hơn là thuần nông. Người làng làm rất nhiều nghề dịch vụ, thủ công buôn bán. Trong là làng, ngoài là phố (Ngã Tư Đình). Đặc biệt, chợ làng rất to, sắp xếp hàng hóa rất khoa học, ngăn nắp. Mặt hàng nào cũng có nơi cố định, lều quan sát. Chợ ở lại không mang tên làng như mọi chợ quê khác mà có tên là Chợ Đình, tức là chợ của phủ Đình (phủ Đình là tên nôm của phủ Ứng Thiên xưa và Ứng Hòa nay).

Ngoài ra, chùa, đình đều xây dựng rất to, đẹp từ rất lâu đời. Chùa Chè truyền ngôn nói dựng từ thời Lý (nay đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia). Đình xây dựng từ năm Chính Hòa thứ 14 (1693), đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1962. Theo Hội Đình làng Việt Nam thì “đây là ngôi đình cổ đẹp nhất trong cả nước!”. Quán làng cũng đã được xếp hạng cấp thành phố. Không phải đất trung tâm văn hóa, khó có được mật độ công trình có giá trị như vậy.

Xét về mặt xã hội, ở Hoàng Xá cũng có nhiều nét khác biệt với các làng quê cận kề. Về ngôn ngữ, tiếng nói Hoàng Xá không có thổ âm, thổ ngữ. Người Hoàng Xá nói năng hoàn toàn như người Hà Nội ở trung tâm. Về lễ hội cũng rất khác biệt. Hội làng là “lễ hội tứ xã”, nghĩa là chung của 4 thôn. Trong phần hội, đều mang nét văn hóa của cả nước và hiện đại: Hát ca trù, chơi tổ tôm điếm, tam cúc điếm dành cho hai giới nam nữ quý phái, thượng lưu. Dân gian thì: hát chèo, trống quân, đi cầu đốt pháo, bịt mắt bắt dê, bắt chạch trong chum, đánh vật, chọi gà, dập niêu, leo cột mỡ…

Về phong tục, người Hoàng Xá không có hủ tục. Ở đây không có chuyện kỳ thị người ngụ cư. Người nơi khác đến lập nghiệp rất thoải mái, họ được bình đẳng như mọi người. Các làng quê khép kín xưa khó có được như vậy. Tuy nhiên cũng có những nét khá là quan cách, kẻ sang… Chỉ riêng một việc mời nhau ăn cỗ đã cầu kỳ. Nếu như ở vùng nông thôn xưa, một nhà có đám cả xóm tắt bếp thì ở đây, cỗ sang đến mấy, nếu không phải ruột thịt, mời khéo đến mấy, mỗi nhà cũng chỉ một người đi dự. Thông thường, chủ nhân phải mời tới ba lần. Lần thứ nhất gọi là sơ thỉnh, phải cách ngày đám ba, bốn hôm. Lần thứ hai, gọi là tái thỉnh, trước một ngày. Lần thứ ba, trực thỉnh, trước vài giờ. Nếu không đủ 3 lần như thế, người ta không đi vì cho rằng nhà chủ chỉ đãi bôi.

Ở các nơi khác, khách đến là chủ sắp mâm. Ở đây không thế. Tất cả khách đều mời vào mâm đồng loạt ở một giờ nhất định. Mâm cỗ thường khá sang. Dấm ghém (cỗ đơn giản) cũng 4 bát, 8 đĩa. Cỗ sang thì phải 2 tầng, mâm đồng sáng loáng.

Người đi dự thường thủ sẵn một cái tăm. Nếu nhà đám đã vào mâm, lấy tăm ra ngậm miệng và xin kiểu với đủ lý do, chỉ vào uống ngụm nước rồi từ tạ. (Có khi câu tục ngữ “Ăn đi trước…” có xuất xứ từ đất này chăng?

Một điều đặc biệt nữa là, ở Hoàng Xá không có tục ăn cỗ lấy phần. Với những khách quan trọng, chủ nhà phải cử người mang phần kính tại gia. Việc học hành ở Hoàng Xá xưa nay đều rất phát đạt: Đặng Lộ, nhà thiên văn học lỗi lạc thế kỷ XIV. Tiến sĩ Đặng Tuấn Dị (1660 - 1725) trải 8 khoa thi mà không nản chí đại khoa. Các Tú - Cử ở làng rất nhiều. Thời thuộc Pháp, hạn chế học hành mà bên cạnh trường Phủ gần kề làng vẫn có hai trường tiểu học tư thục. Ngày nay, sự học càng phát triển. Làng có 3.000 dân mà có tới 34 tiến sĩ. Trong đó có những vị là danh nhân y học thế giới như GS. TS. Nguyễn Khánh Dư, Đặng Ngọc Thanh, Viện phó Viện Khoa học Việt Nam.

Không phải đất trung tâm văn hóa, khó có sự học ấy.

Tôi được xem một số tập phả, thì thấy một điều chung rất đáng chú ý: các cụ thủy tổ thường ở nơi khác giới lập nghiệp. Như họ Cao phát tích tại Thang Châu (Lam Sơn, Thanh Hóa). Cụ Đỗ Nhân Hầu, tổ họ Đỗ, từ Hà Nam tới. Cụ tổ họ Trần từ Nam Định, tổ họ Đặng đến từ Chúc Sơn… Phải chăng các cụ đến làm quan lại nơi đây rồi đất lành chim đậu?

Cụ giáo Đặng Đình Nhiên (1909 - 2000) kể lại cho tôi: “Các cụ tôi thường kể, khi Pháp về đóng ở đồn Thanh An (nên làng ta gọi là đồn Tây), họ chuyển Phủ vào nơi giáp ranh 3 làng: Hoàng Xá, Hậu Xá, Dương Khê bên ngoài bãi Luyện Binh, xây thành, lập lô cốt, tồn tại tới tháng 8/1945. Vì thế bây giờ ta quen gọi là Phủ cũ phủ Ứng Hòa, xưa là Ứng Thiên”.

Từ những căn cứ trên, chúng tôi nghĩ, có lẽ phủ lị Ứng Thiên xưa đóng ở nơi này. Bổ khuyết lịch sử đâu phải là việc không có ích và cần thiết cho ngày nay và mai sau?

Nơi đây ruộng đất tốt. Giao thông thủy bộ thuận lợi. Văn hóa phát triển, xứng đáng là trung tâm của vùng đất thiêng: Ứng Hòa với Khu Cháy anh hùng - Hòa Xá, quê hương Chiếc gậy Trường Sơn, thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người!

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, UBND huyện về đóng tại giữa làng Hoàng Xá khi hòa bình lập lại năm 1954. Đến nay, Huyện ủy và UBND huyện đã được xây dựng khang trang, to đẹp. Làng Hoàng Xá như tấm áo bào khoác trên vai người “anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Ứng Hòa lực lưỡng”. Tự hào biết bao! Nếu quả thật thủ phủ Ứng Thiên xưa ở đây thì… đúng là “Châu về Hợp Phố”./.