Cùng DOL khám phá các từ liên quan nhé!
Cùng DOL khám phá các từ liên quan nhé!
Đó là lời chia sẻ của cô Cam, 64 tuổi, sau khóa học thiền căn bản 2 ngày tháng 7. Chỉ cần nghe giảng, thực hành thở và quan sát cảm giác đúng, cô đã có trải nghiệm TÍCH CỰC- VUI- THOẢI MÁI khi ngồi thiền, thứ cảm giác mà cô không thể ngờ là “ngồi không thôi cũng có được”.
Thiền sinh nhận được những lợi ích từ khóa thiền Căn bản bao gồm:
Đều đặn hàng tuần Gosinga Kim Mã tiếp tục tổ chức các khóa học thiền cơ bản 2 ngày nhằm lan tỏa lối sống bình an, tích cực – vui – thoải mái đến mọi người.
Đến với khóa học, thiền sinh sẽ được thực hành thiền ở 4 tư thế: đi, đứng, nằm, ngồi – thực hành thuần thục có thể giúp chấm dứt phần lớn các suy nghĩ linh tinh, tiêu cực; giúp tâm bình an, giải quyết tốt hơn các vấn đề trong cuộc sống.
Khóa học hoàn toàn phù hợp với các thiền sinh mới, các quý vị chưa thành thục việc thực hành thiền; giúp quý vị hình thành một lối sống lành mạnh, bình an, giải tỏa các căng thẳng trong cuộc sống.
Số điện thoại hỗ trợ đăng kí: 0816.390.839 (Dung Duyên).
(1:12:38) Phật tử Mỹ Châu: Con nghe cái cuộn băng thứ bốn, cuốn bốn đó Thầy…(Không nghe rõ)
Trưởng lão: Nó sẽ có cơ hội con. Bắt đầu khi mà cho in, Thầy sẽ cho in cái bộ kinh giới trước. Bởi vì kinh giới thì coi như là quý thầy cũng phạm, nhưng mà điều kiện Thầy vạch rất rõ, nhưng mà người ta có thể cho. Nhưng mà cái điều kiện là con đã đưa cho Thầy Thông Vân mà cái cuốn mấy rồi?
Phạt tử Mỹ Châu: Dạ cuốn bốn rồi.
Trưởng lão: Cuốn bốn rồi, là một cái điều rất là tai hại đó chứ không phải là thường đâu. Con nên biết rằng Hoà thượng, là trước khi mà Thầy trợ giúp cho Hoà thượng đó, là Thầy đã thu hai cuộn băng.
Cuộn băng đầu tiên là Thầy để cái tựa là “Phật Môn Bảo Huấn”, lời dạy quý báu ở trong cửa Phật. Là nói những cái sai, cái này kia của mọi Thầy tu mà phá giới, phạm giới. Rồi cách thức mà làm những cái điều kiện không đúng với Chánh Pháp phá giới đó, thì nói với chúng tăng. Lời dạy quý báu tức là nói những cái đạo đức, cái phạm hạnh của người tu, là quý thầy nó không có. Thầy gởi cho Hòa thượng cái cuốn băng đó.
(1:14:36) Rồi “Trở về đạo Phật”. Trở về đạo Phật tức là Thầy so sánh cái bốn thiền, tức là từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền đó, so sánh với Thiền Đông Độ tức là thiền Hoà thượng đang dạy đó, để thấy cái kết quả của nó như thế nào, để cho Hoà thượng nhận xét ra cái chỗ đó. Mà khi Hoà thượng nhận xét được như vậy, hiểu được cái tâm như vậy thì Thầy sẽ trợ giúp Hoà thượng, với một số người mà đang theo Hoà thượng tu.
Cái mục đích của Thầy mà, Thầy không bao giờ cầu danh đâu. Thầy chỉ ẩn sau lưng của Hoà thượng thôi, để mà Thầy giúp cho người tu cho đạt được cái kết quả. Đó là cái mục đích của Thầy thôi. Bởi Thầy không có nghĩ rằng.
Nhưng mà, khi mà hai cuộn băng đó thì Hoà thượng nghe rồi, thì Hoà thượng nói đức Phật tu bốn thiền không có giải thoát được đâu con. Trong cái cuốn "Ba vấn đề trọng đại của đời tu hành của tôi" Hoà thượng nói trong đó, có mục đích nói cái chỗ, bác cái bốn thiền của Phật.
Đó, thì khi mà Hòa thượng viết như thế này, Hoà thượng nói khi mà: "Ly ngũ dục”, chứ không phải ly dục ly ác pháp đâu. Trong kinh Phật thì nói "Ly dục ly ác pháp". Dục là cái tâm ham muốn của mình. Ác pháp là tham, sân, si hay là ác pháp là thập ác đó, Thập Ác đó, là ly ác pháp mới ly cái tâm dục. Thì hoà thượng sửa lại chút, Hoà thượng để ly ngũ dục.
Phật tử Mỹ Châu: Ly ngũ dục thôi ạ?
Trưởng lão: Ly ngũ dục mới sanh hỷ lạc, cho nên do đó mà đức Phật tu không giải thoát. Thêm chỗ đó ngũ dục. Ngũ dục là cái gì? Ngũ dục là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp hay là sắc, danh, lợi, thực, thuỳ, năm cái dục. Cho nên cái đó là cái đối tượng dục chứ không phải tâm dục, mà đức Phật nói cái tâm dục.
(1:16:21) Cho nên nói, bây giờ ly ngũ dục mà được hỷ lạc, làm sao có ly ngũ dục mà được hỷ lạc? Bây giờ Thầy ăn ngày ba bữa này, Thầy có lạc hơn là Thầy ăn ngày một bữa chứ. Mà nói ly ngũ dục thì có lạc làm sao đúng?
Mà ly dục, bây giờ ăn một bữa mà ly được cái tâm dục nó mới có lạc. Phải không? Mới ly dục mới sanh hỷ lạc, mà ly cái tâm dục. Chứ còn ly ngũ dục, mình ăn một bữa mà cái tâm dục nó vẫn còn muốn ăn nè. Nói như vậy sai.
Đó cho nên vì vậy Hoà thượng mới bác cái ý của Thầy nói, để giữ vững cái lập trường của Thiền Đông Độ của Hoà thượng chứ gì? Không ngờ đây là Thầy thấy một số người tu vậy mà thời gian quá dài, mấy chục năm trời mà không kết quả. Không giải thoát thật sự mà, phải thật sự chứ, đâu phải lý thuyết suông, nói suông được.
Thầy đưa cuộn băng đó cho Hoà thượng, Hoà thượng nghe, nghe rồi để mà Thầy trò bàn bạc nhau trong vấn đề mà thấy những điều lợi ích chung cho Phật pháp mà. Chứ đâu có riêng cá nhân của ai đâu?
Phật tử Minh Điền: Có thành công không?
Trưởng lão: Không thành công. Bây giờ con đưa cái bộ đó ra đủ rồi. Thầy choảng, Thầy đập hết thảy mấy ông Đại Thừa, đập luôn cả Tổ Sư Thiền xuống, đập hết, Thầy đập mấy ông Tổ, Thầy không có đập ai hết. Nghĩa là sai chỗ nào Thầy đập xuống hết, mà con đưa Thầy Thông Vân đọc cái kiểu đó, mà đưa ra Hoà thượng đọc nữa.
Phật tử Mỹ Châu: Thưa Thầy, tại con thấy chân lý. Thầy có lý. Chân lý là con chịu.
Trưởng lão: Con chịu nhưng mà người ta đang chấp thì làm sao? Con biết làm sao? Người ta không chịu sao. Cho nên.
Phật tử 1: Thôi, chị về lấy lại đi
Phật tử Mỹ Châu: Thôi, không có lấy lại. Lỡ đưa rồi không có lấy lại. Thầy nói là biểu con đợi tới mừng hai đi, thì con sẽ chỉ đường cho thầy đi, tại cái miếng đất của thầy cho con mượn rồi thầy… (Không nghe rõ tiếng)
Phật tử Minh Điền: Kính bạch Thầy! Có nghĩa là thầy Chơn Quang viết theo cái ý của Thầy?
(1:18:19) Trưởng lão: Nói chung là thầy Chân Quang đã viết cái cuốn "Luận về nhân quả" rồi. Nhưng mà khi mà về đây, lúc bấy giờ Hoà thượng mà tính đuổi ông về, Thầy cho ông về đây với Thầy. Sau khi thầy Chân Quang mang cái bộ "Luận về nhân quả" này về thì Thầy đọc, nhờ Thầy đọc. Thầy đọc, Thầy thấy thầy viết tưởng nhiều quá. Cho nên Thầy góp ý với thầy thôi, bảo thầy sửa lại.
Vì vậy mà coi như là thầy sửa chung hết, còn tưởng nhiều lắm. Nhân quả mà nói tưởng không thì đâu đúng được. Nhân quả là hành động ý thức của chúng ta. Con bây giờ, con nói một lời nói đó con phải ý thức chứ, con không ý thức là con bị nhân quả đó. Có phải không? Còn cái này tưởng không à. Toàn là đưa ra.
Phật tử Minh Điền: Bạch Thầy! Vậy quần chúng đọc có hại gì không Thầy?
Trưởng lão: Tại vì bị sống trong tưởng rồi.
Phạt tử Minh Điền: Vậy là cái quyển này nó chưa có gọi là…
Trưởng lão: Bây giờ Thầy nói, viết nhân quả là như thế nào? Con biết phải viết, viết nhân quả, phải viết như thế này nè, người ta mới hiểu được cái đường đi của nhân quả. Bởi vì từ con người sinh ra từ nhân quả, sống ở trong nhân quả, rồi chết cũng về nhân quả.
Cho nên bây giờ muốn mà dạy người ta đạo đức nhân quả đó, viết nhân quả tức là viết đạo đức của đạo Phật. Viết, soạn đạo đức của đạo Phật thì soạn đạo đức của đạo Phật phải soạn từng cái tuổi như thế nào? Bởi vì mỗi cái tuổi, con người mỗi cái tuổi là nó có cái hành động đạo đức của nó đó.
Chẳng hạn bây giờ một đứa trẻ bảy tuổi, phải soạn cái giáo trình của một đứa trẻ bảy tuổi phải học cái đạo đức đó. Rồi bây giờ, từ mười hai, mười ba, mười lăm tuổi, nó phải có cái tuổi đó, nó sẽ thực hiện theo cái sự tăng trưởng, cái sự phát triển của cơ thể, cái tâm tư của nó đó, thì phải dạy cái đạo đức của nó.
Bây giờ một người lớn tuổi, người trung niên lớn tuổi, phải cái tầm vóc đó, phải dạy cái đạo đức trung niên để người ta đối xử, người ta được giải thoát. Rồi cái người già cả. Cái người già rồi cũng phải học cái đạo đức, chứ không phải nói: "Tui già rồi, tui không biết đạo đức đâu". Không phải đâu.
Từ cái cách đối xử của người già đó, trung niên đến bây giờ cái người già, người ta không có đi làm được, người ta ở trong nhà, người ta cô đơn, thì dạy người ta cái đạo đức để cho tâm hồn người ta được an lạc. Nó phải, dạy đạo đức người ta phải từng như vậy, nó mới áp dụng vào từng cái lớp người, từng cái tuổi của con người chứ.
(1:20:15) Còn bây giờ đạo đức kiểu chung chung như thế này, mà nói tưởng không như thế này thì giết người ta, sai nữa. Cái đạo đức đó, nó đi riết rồi thành ra tưởng bậy bạ. Thành ra cái này chỉ là mình nghĩ, rồi mình đọc, rồi mình tưởng cái này mình viết ra như thế này.
Thật sự ra hồi đó, Thầy nói, Thầy có viết cái lời trong này nè, Thầy bảo thầy Chân Quang cần phải sửa lại, sửa lại, dẹp bớt cái tưởng đi. Nhưng mà dẹp không được. Bởi vì con người sống tưởng rồi, bây giờ có nói sao cũng không được.
Phật tử Mỹ Châu: Tại vì chưa có chứng, thành ra viết theo tưởng phải không Thầy?
Trưởng lão: Viết theo tưởng, bởi vậy khó lắm con. Cho nên bây giờ Thầy nói thật sự, khi mà thầy Thông Vân này mà thầy mà xách về, thầy mà xách về đưa Hoà thượng đọc là cả một cái vấn đề lận. Khi mà đọc sách Thầy rồi, cả cái cái…
Phật tử Minh Điền: Bây giờ phải về thu lại hả Thầy? Về thu hồi lại.
Trưởng lão: Thu lại thì cũng được mà lỡ rồi thì thôi, thì kệ nó, tới đâu hay đó. Để Thầy nói cho mấy con nghe. Nếu mà trong vấn đề mà, khi mà chúng mà ở Trúc Lâm, Thường Chiếu, các chiếu mà đọc kinh sách Thầy rồi, kể như là nó dao động hết. Nó dao động, rung động hết đó. Cho nên sách Thầy không ra là tại vì Thầy không muốn làm dao động ai hết.
Bởi vì lúc này là lúc Thầy nói thẳng, bởi vì Thầy biết Thầy không còn sống bao lâu nữa, phải nói hết. Cho nên, những kinh sách Thầy viết là Thầy nói thẳng hết. Thầy còn có lo cái đạo đức nhân quả để mà sau này con người có những cái giai đoạn mà tu tập về đạo đức, xây dựng cho con người có cái đạo đức. Cho nên buộc lòng Thầy viết cái đạo đức nhân quả.
Các con biết khi mà ở tỉnh Tây Ninh này, người ta mời Thầy ra. Người ta mời Thầy làm Ủy viên Giáo dục Tăng Ni của tỉnh. Mà khi về họp, mà đưa ra cái đề án, cái phương án để mà học tập, Thầy nói bây giờ không học tập gì hết, quý thầy ở trong ban đại diện của các huyện và trong ban trị sự tỉnh về học đạo đức trở lại hết, học giới luật hết tôi mới soạn, chứ còn không học tôi không soạn đâu.
(1:22:18) Mấy ông ghi biên bản, mấy ông đưa về Giáo hội, nhờ Thầy, bảo Thầy như thế này: Bây giờ soạn Tịnh Độ này, soạn Mật Tông này, soạn Thiền Tông này, soạn Pháp Hoa Tông này, soạn những cái giáo trình đó để mà dạy Tăng Ni. Thầy nói Thầy không soạn.
Những thứ đó như thế nào, Thầy nói luôn. Tịnh Độ Tông như thế nào? Mê tín như thế nào? Ông Thầy tu hành theo Tịnh Độ Tông làm sao, có vợ con như thế nào, Thầy vạch ra hết. Mật Tông thầy bùa, thầy chú như thế nào Thầy cũng đập luôn. Rồi Pháp Hoa Tông tu thế nào? Phi đạo đức như thế nào? Cầu cúng Quan Âm như thế nào? Tụng kinh như thế nào? Đó là phi đạo đức, không có đúng cách.
Rồi Thiền Tông là cái đạo thiền là hữu ngã, vậy là phản lại với cái đạo Phật vô ngã, không đúng. Thầy vạch ra hết. Mấy ông không nói gì, mấy ông lập biên bản đem dưới đưa giáo hội, đưa thầy ở dưới. Rồi mấy ông không dám xài Thầy nữa, thôi cho Thầy nghỉ. Nhưng mà mấy ông biết không, mấy ông không biết Thầy Thanh Từ đâu.
(1:23:11) Ông Từ nói lại với Phật tử, Phật tử về đây nói. Thầy Thanh Từ nói như này nè: "Thông Lạc nó còn không kể tui", nói vậy. Bởi vì Thầy đập luôn, Thầy nói Phật Tánh là cái chấp ngã rồi, nó không có đúng cái cách của đạo Phật. Đạo Phật là vô ngã chứ không phải chấp ngã. Chấp ngã là không bao giờ hết, không bao giờ hết danh lợi hết.