Vai Trò Của Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

Vai Trò Của Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

Việt Nam là nước đi lên từ nông nghiệp. Ngay cả khi Việt Nam đưa ra mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa để chuyển thành nước công nghiệp, thì nông nghiệp vẫn là bệ đỡ.

Việt Nam là nước đi lên từ nông nghiệp. Ngay cả khi Việt Nam đưa ra mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa để chuyển thành nước công nghiệp, thì nông nghiệp vẫn là bệ đỡ.

HẠN CHẾ, THÁCH THỨC CẦN KHẮC PHỤC

Hạn chế, thách thức của nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản còn không ít.

Một trong những tiêu chí của nước công nghiệp là tỷ trọng dân số thành thị phải đạt trên 50%, nghĩa là tỷ lệ dân số nông thôn phải ở dưới 50%.

Tỷ lệ dân số nông thôn của Việt Nam qua một số năm như sau (Hình 9).

Mặc dù đã giảm liên tiếp qua các năm và với phương thức giảm được thực hiện chủ yếu bằng “ly nông bất ly hương”, nhưng vẫn còn cách xa mục tiêu và còn cao hơn nhiều nước (cao thứ 5/11 Đông Nam Á, thứ 10/41 châu Á, thứ 15/121 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã có số liệu so sánh, cao hơn tỷ lệ dân số nông thôn trung bình của thế giới (43,5%).

Tỷ trọng lao động đang làm việc ở nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản hiện còn cao hơn mục tiêu đề ra cho năm 2025 (26,9% so với 26,5%). Trong khi năng suất lao động đang làm việc ở nhóm ngành này năm 2022 chỉ đạt 81,1 triệu đồng, thấp chỉ bằng 43,1% của toàn bộ nền kinh tế, thậm chí ở nhiều nơi, nhiều ngành chủ yếu vẫn còn “lấy công làm lãi”.

Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức- tức là thu nhập không cao, sự bảo đảm cuộc sống, sức khỏe khi cao tuổi- ở mức 74,1%, cao hơn tỷ lệ tương ứng của cả nước (64,9%).

Tỷ lệ người tham gia của cả nước về bảo hiểm xã hội mới đạt 32,7%, bảo hiểm y tế đạt 90,2%, bảo hiểm thất nghiệp mới đạt 28,5%, còn thấp xa so với mục tiêu đề ra cho năm 2023 (93,2%), nếu tính riêng khu vực nông thôn còn thấp hơn nữa.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo ở khu vực nông thôn còn thấp hơn cả nước (năm 2022 là 24% so với 26,4%).

Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn năm 2023 vẫn còn ở mức 2%, tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 2,26%, còn cao hơn cả nước. Đáng lưu ý, không ít người ở nông thôn không thiết tha với đồng ruộng, bỏ lên thành phố làm ve chai, cắt tóc, xe ôm…

GDP bình quân đầu người ở 50/63 địa bàn thấp hơn cả nước (95,6 triệu đồng), trong đó có 23 địa bàn thấp dưới 60 triệu đồng, đặc biệt có 9 địa bàn chỉ đạt dưới 50 triệu đồng, thấp nhất là Hà Giang: 33,5 triệu đồng; tiếp đến là Cao Bằng: 39,6 triệu đồng; Điện Biên: 39,7 triệu đồng; Bắc Kạn: 46,9 triệu đồng;  Lai Châu, Yên Bái cùng 47,5 triệu đồng; Sơn La: 48,6 triệu đồng; Nam Định: 49 triệu đồng; Bến Tre: 49,1 triệu đồng. Đây là những địa bàn hoặc là vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hoặc là cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp...

Nội dung bài viết được đăng tải trên ẩn phẩm đặc biệt Kinh tế 2023-2024:  Việt Nam & Thế giới phát hành ngày 06/03/2024. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam